Cách di chuyển trong cầu lông linh hoạt và hiệu quả

19-12-2017 04:32:21

Di chuyển trong cầu lông là một trong những kỹ thuật rất quan trọng và cơ bản nhất mà người chơi cần phải thực hiện một cách nhuần nhuyễn. Nếu bạn không di chuyển chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành các kỹ thuật đánh cầu và người lại nếu bạn di chuyển tốt sẽ hỗ trợ các động tác kỹ thuật khác rất nhiều. Bên cạnh đó, di chuyển kém sẽ rất dễ bị chấn thương và tổn hao sức lực. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách di chuyển trong cầu lông linh hoạt và hiệu quả.

Trong môn cầu lông thì cách di chuyển được chia thành ba nhóm cơ bản đó là

  1. Cách di chuyển trong cầu lông: Di chuyển đơn bước

Cách di chuyển trong cầu lông bước đơn: Là khi di chuyển chỉ thay đổi một chân còn chân kia vẫn làm trụ.

– Kỹ thuật này được áp dụng nhiều nhất trong trường hợp đánh cầu bên phải, bên trái, vụt cầu khi đầu đối phương đánh sang rơi gần người. Đây là một kỹ thuật di chuyển phòng thủ hiệu quả nhất, khi đối phương vụt mạnh gần người.

cách di chuyển trong cầu lông

– Kỹ thuật động tác: Từ tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, 2 gối khuỵu, trọng tâm hạ thấp, người hơi đổ về trước, mắt nhìn thẳng, 2 tay co để phía trước. Từ tư thế này sẽ có 2 dạng di chuyển là:

Di chuyển ở tư thế đánh cầu phải

Dùng gót chân trái làm trụ, xoay bàn chân sang phải, tạo với hướng đánh cầu 1 góc khoảng từ 130 đến 1350 ( góc hợp bởi má trong bàn chân với hướng đánh), chân phải bước lùi về sau một bước rộng chừng 50 – 80cm sao cho mũi bàn chân thẳng với đường kéo dài từ gót chân trái song song với hướng đánh, bàn chân tạo với đánh một góc 450. Trọng tâm dồn vào chân phải, thân người xoay nghiêng sang phải, toàn thân tạo thành tư thế đánh cầu phải.

Di chuyển ở tư thế đánh cầu trái

Nếu dùng gót chân phải làm trụ thì cũng có thể thực hiện các bước di chuyển trên, nhưng có khác các bước ở chỗ tạo nên tư thế đánh cầu sau khi di chuyển là: Khi dùng gót chân phải làm trụ, xoay mũi bàn chân sang trái, tạo hướng đánh cầu một góc chừng 130 – 1350, di-chuyenbước chân trái về sau một bước khoảng 50 – 80cm, sao cho mũi bàn chân trái cùng chạm với đường kéo dài từ gót chân phải song song với hướng đánh cầu, bàn chân sau tạo với hướng đánh một góc 450. Trọng tâm dồn vào chân trái, người vặn sang trái, toàn thân ở tư thế đánh cầu trái.

Di chuyển ở tư thế lùi sau đánh cầu phải

Khi thấy điểm rơi của cầu sát bàn chân trái hoặc ở gốc ¼ hình tròn phía sau, bên phải thì lấy nửa trước bàn chân trái làm trụ, chân phải bước về phía sau một bước rồi phối hợp với kỹ thuật đánh cầu phải. Sau đó, đạp mạnh chân phải trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.

Di chuyển ở tư thế lùi sau đánh cầu trái

Khi thấy điểm rơi của cầu sát bàn chân trái hoặc ở góc ¼ hình tròn phía sau bên trái thì lấy nửa trước bàn chân làm trụ, chân trái lùi về phía sau một bước rồi phối hợp với kỹ thuật đánh cầu trái tay. Sau đó lại đạp mạnh chân trái trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.

  1. Cách di chuyển trong cầu lông: Di chuyển đa bước

Cách di chuyển trong cầu lông này có sự thay đổi vị trí của 2 chân và thường là từ 2 bước trở lên. Động tác này được sử dụng thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của kỹ thuật các động tác tay, cũng như việc thực hiện các dạng chiến thuật. Đây là một kỹ thuật rất đa dạng và phong phú, được áp dụng để đánh trả những đường cầu ở xa vị trí đứng của mình. Nó là biện pháp phòng thủ và tấn công rất cơ bản không thể thiếu được trong tập luyện và thi đấu cầu lông.

Di chuyển sang ngang

Đứng ở tư thế chuẩn bị cơ bản giữa sân ( Trên vạch trung tâm ). Nếu di chuyển sang phải thì đạp mạnh chân trái quay người 900 sang phải, chân trái bước về trước, trọng tâm hạ thấp, 2 gối khuỵu sau đó bước tiếp chân phải rồi lại chân trái cứ lần lượt như vậy cho tới khi bước cuối cùng là chân trái ở trên chạm mép biên dọc phải. Trọng tâm dồn nhiều vào chân trái, gối chân trái khuỵu nhiều, thân người vặn sang phải ở tư thế đánh cầu phải, cùng với bước cuối là động tác tay lăn vợt về phía trước. Sau đó lại đạp mạnh chân trái đẩy người quay 1800 để tiếp tục di chuyển ngược lại.

Di chuyển lùi và tiến

Là thực hiện các bước chạy đưa cơ thể di chuyển về phía sau hay về phía trước để đánh cầu. Từ tư thế chuẩn bị ( nếu là lùi ) hoặc về phía trước (Nếu là tiến) hai chân luôn luân phiên nhau chạy về sau hay lên phía trước. Kết thúc bước cuối cùng sẽ là tư thế đánh cầu phải hoặc trái.

  1. Cách di chuyển trong cầu lông: Di chuyển bước nhảy

Cách di chuyển: Nhảy về trước

Là một động tác di chuyển rất quan trọng, được áp dụng nhiều để đánh những quả bỏ nhỏ sát lưới hay dọc biên. Cách di chuyển này rất nhanh, hợp lý đối với những đường cầu xa vị trí đứng của mình mà di chuyển bước không có kết quả.

– Kỹ thuật động tác: Từ tư thế chuẩn bị cơ bản, dùng sức mạnh bộc phát của chân bật người lên trên về trước theo hướng di chuyển. Chân đưa trước, bước vươn dài (thường thì chân đưa trước sẽ cùng phía tay đánh cầu). Người lúc này có giai đoạn bay trên không về hướng di chuyển. Khi chạm đất chân trước khuỵu gối, trọng tâm dồn vào chân trước. Người cùng với tay cầm vợt vươn dài về trước tới hướng đánh cầu. Sau đó đạp mạnh chân phía trước đẩy người trở về tư thế chuẩn bị cơ bản.

 Cách di chuyển: Nhảy có bước đệm

Cũng giống như di chuyển bước nhảy về trước, nhưng chỉ khác là ở động tác này có 2 giai đoạn bật và bay. Đầu tiên 2 chân dùng sức mạnh bộc phát bật lên cao về phía di chuyển đưa cơ thể bay ở trên không về hướng di chuyển, nhanh chóng dùng một chân tiếp xúc với mặt đất ( Thường là chân trái, nếu đánh cầu bằng tay phải ), tiếp tục dùng chân chạm đất bật mạnh, theo quán tính lần bật trước đưa cơ thể bay nhanh hơn về hướng di chuyển. Chân khác phía với chân vừa chạm đất vươn dài về trước ( thường là chân cùng bên với tay cầm vợt ). Khi tiếp xúc đất thì giống như cách di chuyển nhảy về trước và nhanh chóng đạp chân trước lật cơ thể về tư thế chuẩn bị cơ bản.

Cách di chuyển: Nhảy lên cao vụt hoặc chặn cầu

Là kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất trong tấn công, cho phép ta chiếm lĩnh được chiều cao của đường cầu bay, đánh cầu được nhanh, điểm vụt cắm sát lưới.

– Kỹ thuật động tác: từ tư thế chuẩn bị cơ bản nhanh chóng dùng sức mạnh bột phát của chân, bật mạnh nâng cơ thể lên cao. Khi cảm giác thấy người lên tới điểm cao nhất dừng lại thì thực hiện động tác tay đánh cầu và rơi xuống. Chân chạm đất trước tiên là chân ngược phía với tay cầm vợt. Sau đó chân kia hạ xuống tiếp và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị cơ bản.

Xem thêmKỹ thuật bỏ nhỏ trong cầu lông.
Danh mục tin tức
Danh mục sản phẩm

Giỏ hàng