Vợt cầu lông tiếng anh và những thuật ngữ tiếng Anh dùng trong cầu lông bạn nên biết
Chơi cầu lông rất lâu, tuy nhiên đôi khi nghe hoặc đọc trên bản tin về cầu lông nước ngoài, thậm chí thuật ngữ vợt cầu lông trong tiếng Anh thậm chí cũng sẽ gây khó khăn với bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vợt cầu lông tiếng anh và những thuật ngữ tiếng Anh dùng trong cầu lông là gì?
Đầu tiên, ngoài vợt cầu lông tiếng Anh, nhiều bạn chưa biết sẽ thắc mắc cầu lông tiếng Anh là gì? Thì đây là lúc bạn cầm nắm rõ đó chính là badminton. Đây cũng là tên được được đưa vào từ điển nhằm gọi môn thể thao có xuất xứ từ Anh quốc này.
Kế đến, thuật ngữ được quan tâm không kém chính là badminton racket, đây là tên gọi của vợt cầu lông tiếng Anh. Ngoài ra, các thuật ngữ có liên quan đến cầu lông bạn cũng nên nắm rõ theo danh sách sau để không bị nhầm lẫn về sau:
ace: cú giao cầu ăn điểm trực tiếp (đối thủ không đỡ được) alley: hành lang mở rộng hai bên sân đơn dùng để đánh đôi backalley: khu vực giữa đường biên cuối sân và đường biên cuối của khu vực giao cầu trong đánh đôi backcourt: một phần ba phía sau của sân cầu (còn gọi là “rearcourt”) backhand: cú đánh trái tay (về phía bên cơ thể đối diện tay cầm vợt) balance point: Chỉ số đo từ đầu cán vợt đến điểm trụ trên khung vợt. Chỉ số này cho biết vợt nặng phần đầu, cân bằng hay nhẹ phần đầu vợt. balk (feint): những động tác giả đánh lừa trước khi giao cầu, làm đối phương mất tập trung baseline: vạch cuối sân bird / birdie: trái cầu lông (còn gọi là “shuttlecock”) carry: cú đánh phạm luật, trong đó trái cầu (như) bị “dính” vào mặt vợt trước khi bật ra (còn gọi là “sling” hay “throw”) center / base position: vị trí trung tâm của sân cầu nơi người chơi đánh đơn thường cố gắng trở về sau mỗi cú đánh centre line: đường trung tâm, chia sân cầu lông thành hai phần giao cầu, phía bên phải và phía bên trái clear: cú đánh trên cao và sâu về cuối sân đối phương court: sân cầu lông doubles: thể loại đánh đôi drop shot: bỏ nhỏ drive: cú tạt cầu fault: lỗi (đánh cầu) first game won by: … trận đầu do … thắng flick: cú đánh nhanh trái tay (sử dụng khớp cổ tay) ở tầm thấp đưa cầu sang sâu bên phần sân đối phương, thường dùng khi giao cầu hay đánh lưới flick serve: động tác giao cầu trái tay fluke: cú đánh chạm vợt và ghi được điểm, còn gọi là cú đánh “may mắn” (lucky shot) footwork: bộ pháp di chuyển trên sân forecourt: phần ba trước của sân cầu (về phía lưới) forehand: cú đánh thuận tay game: ván đấu grip: cách cầm vợt; quấn cán vợt hairpin net shot; cú đánh từ dưới thấp và gần lưới, giúp cầu đi lên và qua khỏi lưới để rồi rơi nhanh xuống bên phần sân đối phương, đường đi của trái cầu như hình chữ U hay hình cái kẹp tóc (hairpin) halfcourt shot: cú đánh nửa sân (thường gọi là đờ-mi), thường dùng trong chiến thuật đánh đôi đối phó với chiến thuật đánh trên-dưới (một người ở trên, một người ở dưới) home position: vị trí trung tâm của sân cầu, giữa lưới và đường biên cuối sân cũng như giữa hai biên dọc in cầu tốt, cầu trong sân kill / kill shot: cú đập cầu kết thúc, còn gọi là cú “putaway” lob: cú đánh đưa trái cầu đi cao, tạo thành một đường cung, và thường là qua đầu đối thủ về phía cuối sân long serve: giao cầu dài love all: tỷ số không đều (0-0) forehand: cú đánh thuận tay match: trận đấu (gồm nhiều ván đấu, trong bộ môn cầu lông là 3 ván đấu) midcourt: phần ba giữa sân cầu net kill: cú chụp lưới (trái cầu trên mép lưới), đường cầu đi thẳng cắm xuống đất net spin / net shot: cú đẩy lưới (trái cầu dưới mép lưới), đường cầu đi cong chữ U, rớt qua phần sân bên đối phương out: cầu ra ngoài passing shot: cú đánh ngoài tầm với push shot: cú đẩy cầu, “sủi” cầu racquet: cây vợt rally: loạt đánh cầu qua lại rubber: ván đấu thứ ba quyết định trong trận cầu ba ván serve / service: giao cầu service court: phạm vi đứng giao cầu service over: hết quyền giao cầu shadow: động tác múa vợt: tập di chuyển trên sân hay thực hiện các cú đánh cầu (nhưng không có trái cầu) short serve: giao cầu ngắn shuttlecock: trái cầu, còn gọi là birdie hay shuttle smash: đập cầu string: dây vợt test the shuttle: thử cầu torque Mô-men: xoắn. Chỉ mức độ “trợt” của vợt khi vợt tiếp cầu ngoài vùng trung tâm lưới vợt. Khung vợt càng ít mô-men xoắn, cú đánh chạm cầu ngoài trung tâm lưới vợt sẽ càng chính xác. tram lines: khu vực sân nằm giữa đường biên đánh đơn và đánh đôi walk over: bỏ cuộc (Khi một tay vợt không đến thi đấu hoặc đến nhưng vì lý do nào đó không thể thi đấu, trận đấu gọi là walk over.) warm up: khởi động wood shot: cú đánh chạm cạnh vợt (hợp lệ) 1-piece construction: Tay cầm vợt, thân vợt và đầu vợt được đúc liền một khối (thường thấy ở vợt graphite). 2-piece construction: Vợt có 2 phần, đoạn nối nằm giữa tay cầm và thân vợt, hoặc giữa thân vợt và đầu vợt Xem thêm: Cách cầm vợt cầu lông khi đập cầu đúng kỹ thuật