Đánh Cầu Lông Bị Đau Vai? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

17-10-2022 10:34:20

Đau vai tưởng chừng đơn giản nhưng có thể là biểu hiện của chấn thương nghiêm trọng ở vai. Với bài viết dưới đây, Badmintonw xin giới thiệu cho bạn đôi nét về tình trạng đánh cầu lông bị đau vai, nguyên nhân, biểu hiện cũng như những cách giúp hạn chế tình trạng này.

1. Cấu trúc khớp vai và đánh cầu lông bị đau vai là đau ở đâu?

1.1. Cấu tạo khớp vai

Khớp vai được cấu tạo bởi ba xương: xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay. Các xương này kết nối với nhau tạo thành các khớp cùng - đòn và khớp ổ chảo - cánh tay. Các khớp này được giữ lại bằng bao khớp và các dây chằng.

Bọc bên ngoài khung xương này là cơ tam giác và 4 gân cơ xoay. Có một túi hoạt dịch nằm giữa mỏm cùng xương bả vai và gân cơ chóp xoay để gân cơ không bị cọ xát vào xương khi vận động. Khớp vai sẽ vận động linh hoạt, uyển chuyển khi khung xương vững chắc, gân cơ khỏe mạnh và các khớp phải trơn tru.

1.2. Đánh cầu lông bị đau vai

Có thể chỉ là đau bình thường hoặc do các chấn thương sau:

- Giãn, rách dây chằng bao khớp: Việc vận động quá sức khiến dây chằng và bao khớp vai bị tổn thương, rách và khớp lỏng lẻo dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội.

- Viêm, rách gân cơ xoay: Gân cơ xoay khi bị rách hoặc viêm sẽ gây ra chứng đau vai cấp và mãn tính làm hạn chế sự vận động của vai. Nếu để lâu ngày có thể dẫn đến mất chức năng vận động của vùng vai và cánh tay.

- Chấn thương cơ chóp xoay: Chức năng chính của cơ chóp xoay là kết nối các xương trong khớp vai lại với nhau, tạo điều kiện cho khớp vai được hoạt động dễ dàng. Vì vậy, nếu cơ chóp xoay bị tổn thương, người gặp chấn thương sẽ khó lòng mà di chuyển tay hoặc nhấc tay lên xuống.

- Rách gân: Rách gân là một trong những chấn thương vai khi chơi cầu lông phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra ở những vận động viên chuyên nghiệp do vận động khớp vai trong thời gian dài. Rách gân cũng có thể xảy ra do lão hóa ở những người đã có tuổi. 

2. Những biểu hiện của chấn thương vai

Những trường hợp chấn thương vai khi chơi cầu lông không phải lúc nào cũng phát hiện và nhận biết được cơn đau ngay mà đôi khi âm ỉ, sau một thời gian mới xuất hiện cơn đau. Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện như:

- Có cảm giác đau nhức các khớp tùy theo mức độ tổn thương của khớp vai.

- Cảm giác cánh tay bị yếu đi, giảm sức mạnh, đôi khi cảm nhận rõ sự lỏng lẻo của các khớp vai, vận động tay khó khăn.

- Có dấu hiệu nóng đỏ khớp, sờ vào cảm nhận được khớp ấm hoặc nóng. Tùy mức độ mà sưng đau có thể thấy được rõ nét hoặc chỉ hơi sưng.

- Cần lưu ý phân biệt đau vai do chấn thương với những cơn đau thông thường. Đối với đau khớp vai thông thường, cơn đau sẽ giảm bớt khi nghỉ ngơi, với đau khớp vai do chấn thương, cơn đau vẫn âm ỉ cả khi nghỉ ngơi.

 

3. Nguyên nhân dẫn đến đánh cầu lông bị đau vai

Một số nguyên nhân gây ra đau khớp vai khi chơi cầu lông gồm có:

 

 Thực hiện sai kỹ thuật: Các lỗi như đưa hai tay lên xuống thường xuyên vô thức, xoay và đánh trở cánh tay liên tục, dồn lực vào chân có thể dẫn tới các chấn thương tay và vai. Các cơn đau có thể là cấp tính hoặc lâu dài hình thành thói quen không đúng tư thế, làm tăng nguy cơ gặp phải đau khớp vai trong tương lai. Nguyên nhân này thường gặp ở những người mới chơi cầu lông hoặc tự tập không đúng phương pháp.

- Do cường độ tập luyện: đánh cầu lông bị đau vai nhưng vẫn cố vận động liên tục với cường độ cao, các cơ chóp xoay, gân, ổ khớp phải vận động mạnh trong thời gian dài không ngừng nghỉ sẽ dẫn đến chấn thương. Nguyên nhân này thường gặp ở các vận động viên chuyên nghiệp có tần suất luyện tập và thi đấu cao hoặc những người chơi phong trào trẻ tuổi chơi cầu lông một cách bất chấp.

- Do té ngã, va đập: Chấn thương vai cũng có thể đến từ việc té ngã khi chạy, va chạm với đồng đội dẫn tới các tác động vật lý mạnh lên vùng vai. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau vai khi chơi cầu lông.

- Do bệnh lý: đánh cầu lông bị đau vai là do vận động viên khi mắc các bệnh về cơ, xương khớp như viêm quanh khớp vai, thoái hoá khớp hoặc chấn thương cũ thì việc chơi lại cầu lông có thể làm nặng thêm tình trạng này.

- Do không khởi động đúng cách: Bạn cần phải khởi động tối thiểu 20 phút để giúp cơ thể tăng lưu thông máu và làm “thức tỉnh” các cơ bắp.

- Do sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ cũng có thể khiến bạn bị đau vai. 

 4. Đánh cầu lông bị đau vai có nguy hiểm không?

 Khớp vai có nhiều dây thần kinh và mạch máu chi phối nên mỗi khi cơn đau xuất hiện, điều này khiến bệnh nhân cực kỳ khó chịu. Lúc đầu, triệu chứng đau diễn ra âm thầm, mức độ nhẹ và không ảnh hưởng đến vận động nhưng về lâu dài, nếu không có biện pháp khắc phục thì cơn đau trở nên nghiêm trọng, để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

=> Đánh cầu lông bị đau vai là cực kỳ nguy hiểm.

5. Xử trí chấn thương vai khi chơi cầu lông như thế nào?

Để xử trí hiện tương đánh cầu lông bị đau vai, vận động viên cần chú ý một số phương pháp sau:

Chườm nóng và chườm lạnh: Là phương pháp khá hiệu quả để thư giãn cơ, giảm đau và chống sưng viêm.

Nghỉ ngơi và giảm cường độ tập luyện: Có một tỷ lệ lớn các chấn thương vai khi chơi cầu lông là luyện tập quá sức. Do đó việc dành thời gian nghỉ ngơi để cân bằng cơ thể là vô cùng cần thiết để tránh chấn thương;

Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ: Tuyệt đối không nên lạm dụng hay tự ý sử dụng thuốc mà không có lời khuyên của chuyên gia;

Thực hiện các bài tập dành cho người bị đau vai: Các bài tập nhẹ nhàng nhưng hiệu quả có thể giúp thư giãn cơ bắp, vận động nhẹ vùng khớp vai để hạn chế cứng khớp;

Phẫu thuật: Các trường hợp nặng bệnh nhân có thể cần được chỉ định phẫu thuật, đặc biệt là các trường hợp đứt, rách cơ hay tổn thương nặng.

6. Bài tập dành cho người đánh cầu lông bị đau vai

Bạn có thể thực hiện bài tập dưới đây để cải thiện tình trạng đau vai của mình:

- Đặt nhẹ bàn tay bên vai bị đau lên tường (tạo một góc 90° với tường). Mặt, ngực và vai hướng về phía tay còn lại, giữ nguyên tư thế này trong vài giây.

- Bây giờ, bạn bắt đầu di chuyển người và vai tiến dần về phía tường, tạo 1 vòng cung từ vị trí vuông góc ban đầu đến vị trí mà bạn cảm thấy vai bắt đầu bị đau (không nên cố quá sức vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau). Trong lúc thực hiện, bạn nên lưu ý không di chuyển lòng bàn tay của mình, không quay ngực về phía tường và luôn giữ ngực hướng về phía trước.

- Thực hiện bài tập này 10 phút kèm với 10 lần nâng vai.

Ngoài ra, bạn có thể đeo nẹp vai để giúp giảm đau khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bị đau dữ dội kéo dài hoặc gặp tình trạng trật khớp thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

7. Phương pháp phòng ngừa tình trạng đánh cầu lông bị đau vai

Đeo nẹp vai có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ vai bị tổn thương thêm. Bạn có thể đeo nẹp vai hằng ngày, trong khi luyện tập hoặc thi đấu.

Một điều bạn cần lưu ý là nên nghỉ ngơi đầy đủ để vai hồi phục lại sau chấn thương. Ngoài ra, các thực phẩm như cá hồi, quả anh đào, dứa, gừng và nghệ có thể giúp duy trì sự toàn vẹn của khớp vai và hạn chế chấn thương xảy ra.

Khi thấy có nguy cơ bị đau, nên dừng tập và thả lỏng khớp vai, nghỉ ngơi thư giãn, không làm việc nặng.

Điều chỉnh cường độ luyện tập hợp lý.

Hy vọng bài viết này của Badmintonw đã cung cấp cho bạn một số thông tin về tình trạng đánh cầu lông bị đau vai cũng như một số phương pháp giúp giảm đau mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau vai vẫn tiếp diễn và trầm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc các bạn chơi thể thao thật an toàn và không dính chấn thương nhé.

Xem thêm: Đau Bắp Tay Khi Chơi Cầu Lông Và Biện Pháp Phòng Ngừa

Danh mục tin tức
Danh mục sản phẩm

Giỏ hàng