Kỹ Thuật Đánh Cầu Lông 2 Nhịp - Tưởng Không Khó Mà Khó Không Tưởng

28-11-2022 17:18:18

Cầu lông đang ngày càng phát triển và phổ biến với mọi người. Một phần vì sự dễ tiếp cận của bộ môn này, một phần là vì sự truyền cảm hứng của những tay vợt huyền thoại như Tiến Minh, Tuấn Đức,...Bên cạnh đó, đất nước ngày càng phát triển khiến cho người dân ngày càng chú trọng đến thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe và cầu lông chính là bộ môn hàng đầu được người dân săn đón. Có rất nhiều bạn tham gia chơi cầu lông với nhiều mục đích khác nhau như: tập luyện thi đấu, nâng cao trình độ, rèn luyện sức khỏe,...Nhưng khi xem những clip trên mạng, ta thấy những trickshot, lừa cầu, 2 nhịp rất ngầu đúng không nè. Thực sự những kỹ thuật đó không hề khó, chúng ta hoàn toàn có thể tập được. Vì vậy, hôm nay hãy cùng Badmintonw tìm hiểu kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp cũng như là nên áp dụng vào lúc nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp 

Giống như các kỹ thuật nâng cao khác trong cầu lông, kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp cũng có những ưu điểm và hạn chế:

Ưu điểm

- Thực hiện kỹ thuật đánh cầu lông nâng cao này bạn sẽ khiến đối phương bất ngờ và họ sẽ rơi vào thế bị động. Đó là bởi họ tưởng đã đoán được đường cầu của bạn nhưng cuối cùng lại không phải. Và vì đã nhanh chóng di chuyển đến vị trí cầu rơi mà họ phán đoán sai trước đó nên họ sẽ không đỡ được đường cầu thực sự của bạn.

- Khống chế điểm hiện tại.

- Đối thủ sẽ nhanh chóng muốn trả đũa. Sự nóng vội của đối thủ sẽ là lợi thế cho bạn.

Nhược điểm

- Kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp đòi hỏi người chơi cần có kinh nghiệm thi đấu dày dặn cũng như khả năng phán đoán tốt các động tác của đối thủ.

- Người chơi thực hiện thành thục các kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản.

- Kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp này chỉ hiệu quả khi đối thủ là người mới chơi hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm vì họ sẽ khá “amater”. Còn khi gặp đối thủ trên cơ thì sẽ rất khó dùng vì bị bắt bài. 

- Kỹ thuật cầu lông nâng cao này thường áp dụng kém hiệu quả hơn khi đánh đôi.

2. Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp

Kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp không hẳn được coi là một kỹ thuật nên vào nhịp độ và sự cảm nhận của mỗi người chơi để thực hiện. Động tác của kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp đơn giản là giả vờ đưa vợt ra để đánh nhưng chậm lại một nhịp chờ cầu gần đến mặt vợt rồi vung đánh.

– Nhịp đầu tiên các bạn lừa cho đối thủ di chuyển đến vị trí mong muốn

– Nhịp thứ 2 các bạn đánh quả cầu vào điểm đối thủ bất ngờ không thể nào lường trước được

Ví dụ: Khi đứng trên lưới các bạn thực hiện động tác trả vờ bỏ nhỏ, theo phản xạ đối phương sẽ chạy lên để đón đường cầu đó thì lập tức đánh ra đằng sau, hoặc ở phía sau thực hiện động tác phông khi gần chạm đến quả cầu thì hãm lực lại chém cầu để bỏ nhỏ. Đối phương sẽ không thể đoán được trước.

Quan trọng trong kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp là phần cổ tay và các ngón tay được đặt đúng chỗ. Nên để thực hiện kỹ thuật này bạn cần có một cổ tay cứng và dẻo. Vì vậy hãy chăm tập luyện để cổ tay thật khỏe và đặt các ngón tay đúng vị trí cho những cú bỏ nhỏ nguy hiểm nhất có thể.

Khả năng kiểm soát lực sao cho chính xác tạo những đường cầu sắc nét nhất có thể. Vì nếu không kiểm soát lực chính xác khi bỏ nhỏ có thể bị cao dễ bị đối thủ bắt hoặc phông về cuối sân nếu không biết kiểm soát lực rất có thể cầu sẽ đi ra ngoài dẫn đến mất điểm.

Một yếu tố quan trọng khác trong kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp là khả năng phán đoán của bản thân để biết trước bước di chuyển của đối phương từ đó đưa ra quyết định cho cú đánh tiếp theo của mình. Ví dụ như nếu đối thủ có xu hướng lùi sâu mà mình trong thế chủ động hãy thực hiện động tác trả vờ phông nhưng giảm lực để bỏ nhỏ đối phương tìm sơ hở. Hoặc nếu đối phương có xu thế đứng cao và cầu được đánh gần lưới hãy thực hiện động tác vờ bỏ nhỏ rồi bất ngờ hất cầu về phía sau.

3. Khi nào nên sử dụng kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp

3.1. Trả cầu trên lưới 

Với cách đánh này, người chơi phông cầu về cuối sân, phán đoán được đối phương đánh cắt cầu bỏ nhỏ ở gần phía lưới. Đồng thời người chơi phải có sự di chuyển hợp lý trên sân đấu. Rồi vờ đưa vợt ra định cắt cầu bỏ nhỏ trên lưới. 

Thì lúc này đối phương sẽ có xu hướng di chuyển lên lưới để đỡ quả cầu này. Khi đó, bạn hãy chờ cho cầu gần tới và thụt vợi lại rồi đánh nhanh cho cầu vụt xuống đến cuối sân. Khi đánh cầu trên lưới, bạn nên cầm ngắn vợt lại. Bởi vì kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp này như sẽ làm cho quả đập của mình găm hơn cũng như quả bỏ nhỏ được linh hoạt.

3.2. Phát cầu

Thực hiện quả giao cầu khi đối phương đang ở tư thế đánh vồ cầu, cướp cầu đánh trên lưới. Thì bạn giả vờ đưa vợt ra như định phát chờ, khi đối phương có ý định vồ cầu thì sẽ lao lên, nhưng thụt vợt lại rồi phát thật. Đây là cách phát cầu dài ra sau với mục đích khiến cho đối thủ mất thế chủ động.

Ngược lại nếu đối phương không có hướng vồ quả hụt đó, thì bạn cứ phát thấp tiếp quả sau. Khi đó đối phương sẽ e dè hơn, khó vồ cầu được chính xác. Lưu ý bạn không nên lạm dụng kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp này quá nhiều vì đối thủ sẽ bắt bài được.

Trong cầu lông, quả nhảy đập, và nhảy chém cầu có thể nói là hai kỹ thuật đánh "khó nuốt" nhất. Bạn lưu ý căn cầu nhảy lên sao cho khi đánh vợt tiếp xúc với cầu ở phía trước mặt mình. Và khi nhảy lên thì chân co lại rồi duỗi ra.

Đối với quả đập thì chỉ cần đập cầu khi đã nhảy tới mức cao nhất, hoặc đang đà nhảy lên. Với quả chém thì có thể chém khi người đã rơi xuống, để có thể dễ dàng chém vào vị trí mà mình muốn.

 

4. Mách bạn một số cách để phòng thủ khi đối thủ sử dụng kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp

- Bạn cần bình tĩnh và cố gắng tránh bị tâm lý

- Hãy cố gắng phán đoán động tác đối phương và đề ra kế sách hợp lý trong từng quả đánh

- Giữ nhịp không theo lối chơi nhanh hoặc chậm của đối phương, hãy giữ lại nhịp đánh độ chờ một chút phán đoán nhanh đường cầu đánh trả đối phương rồi hãy di chuyển.

5. Luyện tập kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp

- Luyện phán đoán: kỹ thuật cầu lông nâng cao này sẽ cực kỳ có tác dụng nếu như bạn có thể phán đoán, đọc tình huống và đoán ra được đối phương sẽ làm gì tiếp theo.

- Luyện tập lực cổ tay: kỹ thuật này chủ yếu xài lực cổ tay rất nhiều. Do đó, cổ tay khỏe chính là mấu chốt để bạn có thể đưa cầu đến chỗ muốn đánh một cách chính xác.

Các bạn có thể tham khảo cách tập cổ tay tại: 5 Cách LUYỆN CỔ TAY Bằng Các Dụng Cụ Tập Cầu Lông | Bài Tập Bổ Trợ Môn Cầu Lông

- Luyện tập bình tĩnh trước mọi tình huống: khi bạn bình tĩnh bạn sẽ nhìn thấy nhiều đường đánh hay hơn và đưa ra được những quyết định chính xác hơn rất nhiều đó.

Xem thêm: Bỏ Nhỏ Chéo Sân Cầu Lông - Kỹ Thuật Cầu Lông Nâng Cao

Vừa rồi là bài viết về kỹ thuật cầu lông 2 nhịp cho các bạn tham khảo và luyện tập. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ cho anh chị em bạn bè cùng biết nhé. Hãy cùng nhau chia sẻ và mang cầu lông đến với mọi người nhé. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ và làm việc thật năng suất.

Danh mục tin tức
Danh mục sản phẩm

Giỏ hàng