Thi Công Sân Cầu Lông Ngoài Trời Đạt Chuẩn BWF

26-09-2022 09:13:47

Trong bộ môn cầu lông, yếu tố quan trọng nhất để có được sự thành công là mỗi người chơi cần chuẩn bị đầy đủ cho mình những dụng cụ tập luyện và thi đấu. Bên cạnh đó, yếu tố sân bãi cũng đóng vai trò không nhỏ khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trận đấu và trải nghiệm của các lông thủ. Không hẳn là sân cầu lông đó phải trang bị những thiết bị tân tiến hiện đại nhất nhưng sân chơi mà bạn lựa chọn gắn bó cũng cần đạt những tiêu chuẩn tối thiểu của một sân cầu lông theo quy định của BWF. Khi đó, thời gian tiến bộ của bạn sẽ được rút ngắn và việc nâng cao trình độ là điều cực kì dễ dàng. Trong bài viết này, BadmintonW xin gửi tới các bạn "Quy trình thi công một sân cầu lông ngoài trời đạt chuẩn BWF" để bạn có cái nhìn tổng quan và cụ thể nhé.

1. Kích Thước Sân Cầu Lông Tiêu Chuẩn

Nếu bạn là một lông thủ "kì cựu" thì chắc chắc bạn không còn quá xa lạ với các thông số kích thước sân cầu lông. Sân cầu lông là hình chữ nhật được xác định bởi các đường biên rộng 46cm có kích thước chi tiết như sau:

Sân đánh đôi:

 -   Chiều dài: 13,4m.

 -   Chiều rộng: 6,1m.

 -   Độ dài đường chéo sân: 14,7m.

Sân đánh đơn:

 -   Chiều dài: 13,4m.

 -   Chiều rộng: 5,18m.

 -   Độ dài đường chéo sân: 14,3m.

Ngoài ra, đường biên sân có độ rộng của đường kẻ là 4 cm, được sơn bằng màu trắng hay vàng. Kích thước sân tính từ mép ngoài của đường biên này cho đến mép ngoài của đường biên kia.

2. Cách Thi Công Sân Cầu Lông Ngoài Trời Đạt Chuẩn BWF

   a) Các Tiêu Chuẩn BWF Về Thi Công Sân Cầu Lông 

 -   Nền móng thi công sân cầu lông:

  • Nền sân ở vị trí đất tốt thì việc xử lý nền tương đối đơn giản.

  • Nền sân ở vị trí đất yếu bùn nhão thì việc xử lý nền khá phức tạp.

 -   Hướng cho sân cầu lông:

  • Hướng lý tưởng nhất là hướng Bắc – Nam

 -   Độ dốc mặt sân cầu lông ngoài trời:

  • Mặt sân được tạo dốc theo mặt cắt phương ngang sân

  • Độ dốc mặt sân cứng i = 0.83% theo tiêu chuẩn ITF (Liên Đoàn Cầu Lông Thế Giới Thế Giới)

 -   Độ phẳng mặt sân trong thi công sân cầu lông đạt tiêu chuẩn:

  • Mặt sân sau khi tưới nước toàn bộ trong 40 phút, không có vị trí nào đọng nước sâu quá 1.2cm  (kiểm tra bằng đồng xu) tiêu chuẩn ITF – USA.

  • Việc xử lý này đòi hỏi công nhân kỹ thuật cao và có tâm với nghề để mặt sân phẳng hoàn hảo. Một số nhà thầu do không biết hoặc do tiết kiệm chi phí thường xử lý không đạt, tất nhiên mặt sân không phẳng, nhanh hư bề mặt sơn.

 -   Vật liệu sơn sân cầu lông ngoài trời:

  • Có nhiều loại vật liệu để thi công sơn bề mặt sân cầu lông. Các cách thi công chỉ khác nhau về vật liệu lớp đệm, thảm sân cầu lông (vì nó liên quan đến kinh phí đầu tư). Lớp sơn lót và sơn mầu bề mặt thì hoàn toàn giống nhau.

 -   Trụ lưới sân cầu lông

Cột căng lưới phải cao 1m 55 kể từ mặt sân, các cột phải vững chắc để có thể đứng thẳng và giữ cho lưới được thật căng như chỉ rõ ở Điều 3 và phải được đặt trên biên dọc như trong sơ đồ A.

  • Trường hợp không thể làm được cột trên các đường biên dọc, có thể dùng cách nào đó để chỉ rõ vị trí của các đường biên dọc phía dưới lưới, chẳng hạn dùng các cột thanh mảnh hơn, hoặc bằng vải hay các vật liệu khác có chiều rộng 4 mm, cố định các vật thay thế này từ đường biên dọc và kéo thẳng đứng lên dây căng lưới.

Luoi- va-cot-luoi-trong-san-cau-long

  •  Trên sân đánh đôi, các cột hay các vật thay thế phải được đặt trên các đường biên dọc của sân đánh đôi, dù thực tế là thi đấu đơn hoặc đôi.

 -   Lưới cầu lông

  • Lưới phải làm bằng dây nhỏ màu sẫm, mắt lưới không dưới 15 mm và không quá 20 mm.

  • Lưới phải có chiều ngang 760 mm.

  • Phía trên lưới phải viền bằng 1 băng trắng, rộng 75 mm có cấu tạo để luồn được dây căng lưới qua băng đó.

  • Dây căng lưới phải có kích thước và trọng lượng thích hợp để có thể căng được lưới thẳng ngang đỉnh cột.

  • Cạnh trên của lưới so với mặt sân phải cao 1m 524 ở vị trí giữa sân và 1m 55 tại đường biên dọc sân đôi.

  • Không được để khoảng cách giữa lưới và cột, nếu cần có thể buộc các cạnh bên của lưới vào cột.

Xem thêm: Chiều cao của lưới cầu lông chuẩn quốc tế bạn cần biết

 -   Hàng rào cho sân cầu lông ngoài trời:

  • Các ống sắt liên kết hàn khép kín tạo thành hệ khung hàng rào.

  • Lưới B40 tráng kẽm (bọc nhựa) chuyên dùng cho tennis liên kết hàn và kẽm buộc với khung hàng rào.

  • Chiều cao hàng rào tùy theo nhu cầu sử dụng.

 -   Hệ thống đèn chiếu sáng sân cầu lông:

  • Ánh sáng cho sân cầu lông ngoài trời tối thiểu nên bố trí 06 đèn /sân.

  • Để ánh sáng phủ đều và đủ nên bố trí 08 đèn/sân.

Tùy vào mục đích sử dụng (các giải đấu) có thể tăng số lượng đèn để đáp ứng.

 -   Ghế nghỉ VĐV có mái che và người cổ vũ:

  • Ghế nghỉ VĐV khung làm bằng thép hình, mái lợp tôn, ghế ngồi bằng nhựa composite chuyên dùng cho ngoài trời.

   b) Quy trình thi công sơn sân cầu lông đạt chuẩn ngoài trời

Để chuẩn bị tốt nhất cho mặt sân, trước khi thi công sân cầu lông, bạn cần làm sạch mặt sân cũ bằng máy áp lực nước. Dùng bàn chải sắt để làm sạch rong rêu, đồng thời loại bỏ các vết nứt trên mặt sàn.

Sau đó, bạn có thể tiến hành theo các bước sau để có thể thi công sân cầu lông đạt chuẩn:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công sơn sân cầu lông ngoài trời

 -   Vệ sinh bề mặt mặt bằng máy, có thể dùng các máy mài công nghiệp mài để tạo ra một bề mặt phẳng và có độ nhám nhất định để sơn bám thật tốt.

 -   Ở những vị trí gồ ghề, lồi lõm không được phẳng thì chúng ta cần phải dùng máy mài cho phẳng.

 -   Những vị trí bị rỗ và có lỗ thủng, nứt thì cần dùng các vật liệu tiêu chuẩn bịt kín lại sau đó thì mài và làm phẳng.

Nếu sân trước đó thi công sơn sân cầu lông không được tốt trường hợp xấu nhất là cả một khoảng sân bị lõm, hoặc sụt lún chúng ta phải dùng các vật liệu, những cách làm đặc biệt để khắc phục tình trạng đó.

Bước 2: Thi công sơn sân cầu lông lớp sơn chống thấm

 -   Yêu cầu quan trọng trước khi sơn là mặt sân sạch bụi và khô ráo. Nó là lớp sơn đầu tiên tiếp xúc với bề mặt bê tông làm nhiệm vụ chống thấm.

 -   Đây là lớp sơn đặc biệt có khả năng chịu nước và bám cực kỳ tốt lên bề mặt của sân. Tùy vào từng điều kiện của sân ta có thể sơn 1 hoặc 2 lớp.

Bước 3: Thi công sơn sân cầu lông lớp sơn phủ

 -   Lớp sơn lót có nhiệm vụ liên kết giữa lớp sơn chống thấm và lớp sơn bề mặt. Sơn lót là một phần không thể thiếu để tạo nên một bề mặt tuyệt vời.

Bước 4: Thi công sơn sân cầu lông lớp đệm

 -   Giúp cho mặt sân có sự đàn hồi nhất định, khi vận động viên di chuyển trên đó sẽ thấy rất êm ái.

 -   Trong quá trình vận động sẽ xảy ra va chạm, lúc đó lớp đệm sẽ giúp cho vận động viên không bị chấn thương.

Bước 5: Thi công sơn sân cầu lông ngoài trời lớp sơn phủ cuối cùng

 -   Là lớp sơn cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với vận động viên nên đòi hỏi có tính ma sát cao. Cần thi công cẩn thận để đạt được độ dày nhất định và đồng đều.

 -   Nên sơn 2 lần để đạt được các điều kiện tốt nhất.

Bước 6: Thi công kẻ line

 -   Kẻ line cần tính chính xác và tỉ mỷ. Đo và lấy điểm sao cho chính xác. Các vạch cần sơn thẳng và chuẩn trên bề mặt. Không để dính sơn.

Lưu ý:

 -   Độ dày của sơn sân bằng phương pháp này là: 1.5mm.

 -   Sân thi công phương pháp này có thể làm cả trong nhà và ngoài trời.

Như vậy, mình vừa giới thiệu tới các bạn một số tiêu chuẩn BWF đưa ra và cách để thi công sân cầu lông ngoài trời đạt chuẩn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm nếu bạn đang dự định sở hữu cho mình một sân cầu lông ngoài trời. Chúc các bạn có những trải nghiệm vui vẻ và thú vị với bộ môn cầu lông này nhé!

Xem thêm: Cách Sơn Sân Cầu Lông Như Thế Nào Đúng Tiêu Chuẩn Và Đạt Hiệu Quả Cao?

 

Danh mục tin tức
Danh mục sản phẩm

Giỏ hàng