Giày cầu lông là thiết bị quan trọng nhất cho người chơi trong người chơi trong môn cầu lông. Không chỉ là bảo vệ về mặt bàn chân cho việc di chuyển dễ dàng hơn, giày cầu lông hợp chân bạn còn giúp bổ trợ các động tác chuyển động, bảo vệ khớp cổ chân, bảo vệ đầu mũi và gót chân, giúp chân giảm chịu chấn động, giảm trượt sang hướng chuyển động. Và còn rất nhiều vấn đề khác trong bộ môn cầu lông phụ thuộc vào đôi giày chuyên dụng đặc biệt này. Tóm lại, giày cầu lông là dụng cụ quan trọng nhất.
Với sự đa dạng từ mẫu mã, thương hiệu, giá thành, có được một đôi giày cầu lông chất lượng cao không còn quá khó khăn, chúng ta có thể sử dụng được rất lâu nhờ độ bền tốt của các đôi giày. Giày cầu lông có thể sử dụng lâu hay không thì việc việc vệ sinh, bảo quản giày cầu lông trở nên quan trọng và cần thiết. Việc này vừa giúp tăng tuổi thọ cho giày, đảm bảo về mặt thẩm mĩ, vừa giúp bảo vệ chân người chơi trước các vi khuẩn, ẩm mốc do mồ hôi gây ra. Nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua, không chú tâm nhiều hoặc không biết làm thế nào để vệ sinh và bảo quản giày sau khi chơi, tập luyện cầu lông.
Giúp mọi người có thêm thông tin, kiến thức về bảo quản giày cầu lông sao cho giày luôn trong trạng thái tốt nhất, chúng ta cùng tham khảo qua bài viết "Hướng dẫn cách vệ sinh, bảo quản tốt nhất cho giày cầu lông.
Tại sao phải bảo quản, vệ sinh giày cầu lông?
Sau khi chơi cầu lông, cả bên trong lẫn bên ngoài giày đều có vết bẩn từ việc ma sát với nền, mồ hôi từ chân thấm qua vớ. Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn có hại phát triển môi trường sống gây mùi hôi, ẩm móc, ảnh hưởng đến chất lượng giày và nghiêm trọng hơn là gây khó chịu cho người chơi. Vì tính chất vận động nhiều nên mồ hôi cũng tiết ra nhiều, tích tụ nhiều vi khuẩn có thể gâu mùi khó chịu nên vệ sinh giày thể thao - giày cầu lông đặc biệt hơn. Chưa kể bên ngoài giày như đế giày chịu ma sát nhiều dẫn đến lớp bề mặt bị bào mòn, ảnh hưởng đến khả năng chống trượt, độ bám của giác, gây nguy hiểm hơn cho người mang. Vì vậy, việc bảo quản và vệ sinh giày sau khi chơi cầu lông là vô cùng quan trọng.
1. Làm thế nào để vệ sinh giày cầu lông?
Vệ sinh giày chỉ bị bám bụi, vết dơ nhỏ
- Đế ngoài giày: Dùng khăn giấy ướt hay bàn chải sợi nhỏ (bàn chải đánh răng cũ) vệ sinh sơ lượt qua. Nếu bạn muốn chắc ăn hơn có thể lau thêm các kẽ trên bề mặt đế để đảm bảo các rãnh không bị ẩm hay có vật gì chèn vào.
- Mũi giày, 2 bên má giày: Ở phần mũi bàn chân do chịu ma sát với mặt sân nhiều nên rất dễ bị trầy xướt, bị dính bẩn, có thể dùng khăn ướt lâu nhẹ qua rồi lau sạch vết bẩn bình thường. Sau đó để giày ngoài môi trường thông thoáng. Lưu ý, lúc này không phơi giày dưới anh nắng trực tiếp. Đối với những ai kỹ tính có thể dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng nhưng giá thành có hơi cao.
- Có thể dùng gôm tẩy để chà sát bên ngoài giày ở những vết bẩn nhỏ, độ bám không sâu không gây tổn hại bề mặt giày.
Vệ sinh cả trong lẫn ngoài giày khi sử dụng nhiều, lâu, vết bẩn lớn.
*Lưu ý*: Hãy tháo dây giày ra trước và vệ sinh dây giày riêng, không ngâm giày trong nước mà chỉ dùng bản chải lông nhỏ để vệ sinh. Không dùng quá nhiều lực lên để "chà giày" để không làm bong tróc sớ vải, không gây mục vải qua thời gian. Điều này giúp giữ lớp sơn trên bề mặt vải lâu hơn ở những vị trí như lưỡi gà, một vài phần mũi giày. Hiện nay đa số các đôi giày cầu lông đểu được phía bên ngoài giày là vật liệu như da tổng hợp, đây là chất liệu dễ vệ sinh với những vết bản như bụi, những vệt nước bẩn nhỏ. Nhưng khi gặp môi trường ẩm ướt như ngâm nước thì sau một thời gian, lớp da ấy bị bong tróc ra một cách nham nhỡ trong rất khó coi và người chơi rất không thích điều này. Mặc dù giày vẫn có thể sử dụng bên trong rất tốt nhưng độ tự tin của người chơi đã giảm đi ít nhiều. Ngoài ra có thể một số dung dịch tẩy rửa hàm lượng thấp như nước rửa chén, xà phòng rửa tay, chanh tươi.
- Nếu giày đã lâu chưa được vệ sinh thì phải vệ sinh kỹ, phứt tạp hơn, sử dụng bàn chai đánh răng và kem đánh răng thay vì dùng các tẩy sinh hoạt. Thấm ướt đầu bản chải, sau đó cho 1 ít kem đánh răng lên chàn chải ướt rồi chà nhẹ lên bề mặt giày. Sau đó xả sạch với nước nhiều lần. Tuyệt đối không phơi giày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, vì sẽ gây phai màu, tróc keo, vải bị mục và dễ bung các đường chỉ.
- Dùng giấy bào vo tròn cho vào bên trong giày, khi phơi thì tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, có thể cho vào túi đựng giày vải nỉ để bảo vệ bề mặt và màu sắc giày. Nếu không, có thể dùng giấy vệ sinh trắng (giấy bào có thể làm loan mực in lên bề mặt giày đang bị ướt) bao quanh toàn bộ bề mặt giày với nhiều lớp và phơi được dưới ánh nắng mặt trời.
- Nếu có thể, tháo cả miếng lót giày ra để vệ sinh, dùng chanh chà lên miếng lót giúp khử trùng tốt cho miếng. Sau đó phơi khô ở môi trường thông thoáng.
- Đối với dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng như Crep Protect, Sneaker,... (ai chơi sang có thể dùng cái này), chỉ cần dùng bàn chải lông mềm làm ướt, cho dung dịch lên bàn chải và chà vào giày sau đó dùng khăn khô hoặc giấy vệ sinh khô lau sạch rồi để ở môi trường thoáng tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, có thể bao quanh bằng giấy vệ sinh quanh giày để đảm bảo hơn.
- Với dây giày, sau khi được tách riêng ra khỏi giày, chỉ cần cho 1 ít kem đánh răng hoặc một ít nước cốt chanh vào dây giày được làm ướt vào lòng bàn tay, bóp, vò đều tay rồi xả sạch với nước, phơi khô nơi thông thoáng là được.
2. Làm thế nào để bảo quản giày cầu lông?
- Chỉ nên mang giày cầu lông trong khu vực thảm chuyên dụng hoặc trong sân cầu lông, hạn chế mang ra các môi trường đất, đá, sỏi như giày thông tường do tính chất bề mặt đế giày đặc biệt. Nên có một túi đựng giày để mang giày theo.
- Sau khi dùng xong, không nên cho vớ dù đã sử dụng hay vớ sạch vào bên trong giày để giày được thông thoáng. Hầu hết mọi người đều có thói quen nhét vớ vào trong giày, lúc này giày không được thông thoáng, bị ẩm mốc sinh ra mùi khó chịu.
- Vì form giày cầu lông khá vững nên chỉ cần đặt bình thường ở nơi thông thoáng, nếu thích, bạn có thể dùng shoes tree (dụng cụ cố định form giày) đặt vào bên trong để giày luôn đúng form và thông thoáng.
- Nếu sau khi vệ sinh giày xong, dùng giày được vài lần mà có mùi khó chịu, có thể xử lí nhanh bằng cách, dùng bột baking soda, bã trà, bã cà phê trải dài ra giấy rồi đặt vào bên trong giày. Sau 1 đêm sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Kết
Vừa rồi là những cách vệ sinh, bảo quản giày mà các bạn có thể thực hiện được tại nhà. Chỉ cần bỏ ra vài phút và một chút "nâng niu" cho đôi giày của mình, bạn sẽ luôn có đôi giày cầu lông sạch cả ngoài lẫn bên trong và luôn bảo vệ tốt nhất cho đối chân của bạn. Chúc các bạn thành công, luôn giữ được sức khỏe và đam mê cầu lông lông trong chính mình.