Bật Mí Bí Quyết Thành Công Của Nền Cầu Lông Đan Mạch
Thế giới vẫn luôn chứng kiến sự thống trị của các tay vợt cầu lông người châu Á trong nhiều năm trở lại đây. Nhưng mà Bạn không hề đọc nhầm. Đan Mạch, một quốc gia châu Âu lại đang là một trong những cường quốc cầu lông thế giới – môn thể thao xưa nay vốn do các nước châu Á thống trị. Bằng cách nào mà cầu lông Đan Mạch vươn lên được tầm vóc này? Hãy cùng Badmintonw tìm hiểu nhé.
1. Lịch sử phát triển của cầu lông Đan Mạch và những thành tựu nổi bật.
Vào năm 1992, môn cầu lông trở thành môn thi đấu tại Olympic. Đến Olympic Atlanta 1996, Poul-Erik Hoyer-Larsen của Đan Mạch vô địch giải đơn nam. Đây cũng là bước khởi đầu cho sự thành công to lớn sau này của cầu lông Đan Mạch. Các VĐV giành được thành tích và thứ hạng cao Bảng xếp hạng cầu lông Thế giới ở giai đoạn đầu thế kỷ 21 phải kể tới Peter Gade và Jan Jorgensen. Đặc biệt, Peter Gade là tượng đài, là niềm cảm hứng cũng như người thầy của rất nhiều những tay vợt cầu lông sau này.
Tính đến năm 2020, Đan Mạch giành tổng cộng 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 4 huy chương đồng trong các lần tham gia Thế vận hội Olympic. Thành tích này chỉ kém các cường quốc cầu lông châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc và thậm chí xếp trên cả Nhật Bản. Đáng chú ý là tấm huy chương vàng của Viktor Axelsen tại đến Thế vận hội Tokyo 2020 trước tay vợt người Trung Quốc Chen Long, qua đó một lần nữa khẳng định sức mạnh của cầu lông Đan Mạch.
Trong các giải đồng đội, cầu lông Đan Mạch cũng gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Từ năm 2010 đến nay ở các giải Thomas và Uber Cup, đội tuyển đồng đội nam, nữ Đan Mạch đều lọt vào top 5 các đội mạnh nhất, trong đó có 1 huy chương vàng và 4 huy chương đồng.
Ở các giải Vô địch cầu lông châu Âu, Đan Mạch thâu tóm gần như tất cả các chức vô địch, trong đó có 2 cái tên nổi bật nhiều lần đăng quang là Viktor Axelsen và Ander Antonsen.
Hiện nay, các vận động viên Đan Mạch cũng đang đứng ở những vị trí rất cao trên Bảng xếp hạng cầu lông Thế giới. Đó là Viktor Axelsen (số 1 Thế giới), Ander Antonsen (số 8 Thế Giới), Rasmus Gemke (số 13 thế giới), cặp VĐV Kim Astrup/ Anders Skaarup Rasmussen (số 6 thế giới),…
2. Đâu là yếu tố làm nên sự thành công của nền cầu lông Đan Mạch
400 CLB cầu lông, 100.500 thành viên
Trang Jutland Station cho biết, cầu lông nằm trong kế hoạch quốc gia của Đan Mạch hướng người dân tới các hoạt động thể thao.
Cơn mưa nặng hạt không khiến cho những chiếc ghế trong nhà thi đấu Ceres Park & Arena vắng người. Người Đan Mạch, ở tất cả các độ tuổi khác nhau, đang tề tựu. Họ mời nhau những ly bia hoặc bỏng ngô. Thường thì khi nhìn thấy cảnh này diễn ra ở Đan Mạch, đa phần chúng ta sẽ liên tưởng tới một buổi biểu diễn âm nhạc điện tử. Nhưng không.. Đám đông háo hức kia đang chờ đợi một trận… cầu lông.
Cầu lông, môn thể thao tưởng như là đặc quyền của các quốc gia châu Á và được thống trị ở châu Á, hóa ra lại cực kỳ phổ biến ở Đan Mạch.
Hiện tại ở Đan Mạch có tới hàng trăm câu lạc bộ cầu lông với hàng trăm nghìn thành viên (thống kê được công bố bởi Liên đoàn cầu lông Đan Mạch). Trong kế hoạch mang tên Vision 25-50-75 vừa được chính phủ Đan Mạch công bố, họ kỳ vọng 50% dân số Đan Mạch sẽ là thành viên thường xuyên của một hội thể thao nào đó trong năm 2020 và hướng tới mục tiêu 75% dân số Đan Mạch chơi thể thao năm 2025.
Kế hoạch mang tầm vóc quốc gia này có tác động vô cùng lớn tới số lượng người chơi cầu lông. Simon Lund, chủ tịch CLB cầu lông VIK cho biết: “Người Đan Mạch tìm tới cầu lông vì nó rất dễ dàng để tiếp cận. Tất cả những gì bạn cần để bắt đầu chơi cầu lông chỉ là một chiếc vợt”.
Một động lực khác thúc đẩy cầu lông Đan Mạch tới đẳng cấp thế giới là sự tham gia vô cùng nhiệt tình của các tình nguyện viên. Hoạt động tình nguyên ở Đan Mạch phát triển cực mạnh, thể hiện qua con số gần một nửa dân số quốc gia này từng là tình nguyện viên của một chương trình, tổ chức nào đó. Nhờ sự giúp sức của những nhân viên miễn phí này, nên hoạt động thể thao nói chung và cầu lông nói riêng rất dễ đến với đông đảo người dân Đan Mạch.
Nó tạo ra một vòng tròn với nguyên lý vô cùng đơn giản: Thành công của những tay vợt sẽ tạo động lực để những người khác đến với câu lông, nỗ lực tập luyện để có được thành công tương tự. Cũng bởi mô hình phát triển này, cầu lông Đan Mạch thực tế không cần làm gì vẫn có thể tạo ra những VĐV giỏi.
Phát triển cầu lông như… bóng đá
Dựa vào số lượng người tham gia chơi cầu lông, chính phủ nước này cũng xây dựng hệ thống đào tạo và không gian sinh hoạt phủ kín quốc gia. Cầu lông Đan Mạch được phát triển như mô hình của bóng đá. Có nghĩa là các tay vợt cũng đi lên từ các học viện đào tạo rồi trải qua các cấp bậc như U13, U15, U17, U19 trước khi vào đội tuyển thi đấu giành huy chương.
Đan Mạch dĩ nhiên cũng có một giải vô địch quốc gia cầu lông vô cùng hấp dẫn. Nó được vận hành bởi các tình nguyện viên nên chi phí vô cùng thấp nhưng hiệu quả lại cực cao. Bằng một con đường được xây dựng bài bản, Đan Mạch đã trở thành cường quốc cầu lông của thế giới.
Bên cạnh đó, khi trở thành vận động viên của đội tuyển quốc gia, các VĐV sẽ được đào tạo, rèn luyện bài bản hơn, kỹ lưỡng hơn, được quan tâm và hưởng những chính sách đặc biệt.
Cuối cùng, chính là về ngoại hình, thể chất. Như chúng ta đã biết, thể chất tốt là một lợi thế trong cầu lông. Và so với các nước Châu Á, Đan Mạch sở hữu những VĐV có thể hình cao lớn hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của cầu lông Đan Mạch.
Trong một bài phỏng vấn gần đây, Viktor Axelsen – tay vợt cầu lông số một thế giới ở thời điểm hiện tại tin tưởng cầu lông Đan Mạch còn tiến xa. Axelsen rất tự tin chia sẻ. “Chúng tôi có rất nhiều HLV giỏi cũng như những VĐV trẻ được đào tạo bài bản. Đó sẽ là chìa khóa để cầu lông Đan Mạch tiếp tục vươn tới những đỉnh cao mới trong thời gian tới”.
3. Nền cầu lông Việt Nam ta cần học hỏi những gì để có thể phát triển như nền cầu lông Đan Mạch.
3.1.Nền cầu lông Việt Nam hiện nay
Cầu lông Việt Nam hiện nay có nhiều tay vợt trẻ rất có tiềm năng như Lê Đức Phát, Nguyễn Hải Đăng,... nhưng vẫn chưa thể vươn ra tầm quốc tế bởi kinh phí còn hạn hẹp nên cọ xát quốc tế chưa được nhiều, điều kiện huấn luyện, tập luyện cũng như thi đấu còn hạn hẹp. Trong quá khứ, Việt Nam đã từng có Nguyễn Tiến Minh đã từng vươn tầm quốc tế khẳng định bản thân nhưng sau đó vẫn chưa thấy có tay vợt nào có thể kế thừa anh.
3.2. Nền cầu lông Việt Nam cần học hỏi và rút ra những kinh nghiệm gì để vươn tầm thế giới như cầu lông Đan Mạch
Nguyên nhân nền cầu lông Việt Nam không phát triển như nền cầu lông Đan mạch
- Cầu Lông ở Việt Nam chưa phổ biến như ở Đan Mạch,
- Việc tổ chức, bồi dưỡng và đào tạo các tài năng trẻ thực sự chưa được chú trọng như ở Đan Mạch.
- Các giải quốc gia ở Việt Nam thực sự chưa được hấp dẫn
Những kinh nghiệm rút ra để nền cầu lông Việt Nam có thể vươn tầm thế giới như nền cầu lông Đan Mạch
- Tuyên truyền, phổ biến môn cầu lông đến nhiều người hơn
- Nên phát triển như bóng đá, các VĐV sẽ được đào tạo tại các lò đào tạo trẻ sau đó thi đấu đạt thành tích sẽ trích một phần thu nhập của bản thân cho lò đào tạo coi như đó là phí đào tạo.
Bài viết trên đã giải đáp cho anh chị em về tại sao nền cầu lông Đan Mạch lại phát triển như vậy. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích và thú vị. Hãy cũng chia sẻ, phổ biến và mang cầu lông đến với mọi người nhé.
Xem thêm: Sự Thành Công Của Cầu Lông Trung Quốc