Kiến Thức Cơ Bản Về Cầu Lông Cho Người Mới Chơi.
Cầu lông là một môn thể thao thân thuộc và gần gũi cũng như là dễ dàng chơi cho tất cả mọi người. Nếu bạn chưa biết gì về cầu lông? Hay mới chân ướt chân ráo bước vào bộ môn này? Dưới đây là những kiến thức cơ bản về cầu lông mà Badmintonw sưu tầm được. hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Bài viết này là về kiến thức cơ bản về cầu lông cho người mới chơi và cả những người chơi lâu năm cũng có thể tham khảo nên sẽ khó tránh khỏi sự khô khan nhưng nếu bạn chịu khó xem hết bài bạn sẽ có được những thông tin hữu ích.
1. Kiến thức cơ bản về cầu lông: Giới thiệu về cầu lông
Cầu lông còn gọi là vũ cầu hoặc đánh cầu. Đây là bộ môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới, phù hợp với nam nữ ở tất cả các nhóm tuổi và các cấp độ kỹ thuật khác nhau, có thể chơi nó trong nhà hoặc ngoài trời để giải trí hoặc thi đấu. Môn cầu lông là một bộ môn dùng vợt để chơi hoặc thi đấu. Trong cầu lông có đánh đơn (hai vận động viên thi đấu với nhau), đánh đôi (hai cặp vận động viên thi đấu với nhau) trên hai nửa của sân cầu hình chữ nhật được chia ra bằng tấm lưới ở giữa. Các nội dung thi đấu đánh đơn có đơn nam, đơn nữ; các nội dung thi đấu đánh đôi sẽ có đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.
1.1. Lịch sử hình thành môn cầu lông
Một số hồ sơ mô tả có một trò chơi dùng mái chèo gỗ và trái cầu được làm bằng quả bồ hòn có màu đen, tròn và gắn lông chim được chơi ở Nhật Bản vào thời Heian. Còn ở Ấn Độ, vào thế kỷ 18 đã xuất hiện khởi nguồn cầu lông do một sĩ quan quân đội Anh đóng trú tại Ấn Độ sáng tạo ra. Họ dùng vợt (có lưới) đánh những quả bóng bằng len màu vàng. Năm 1967, họ đã ghi lại các luật chơi. Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF; ban đầu là Liên đoàn cầu lông quốc tế), cơ quan quản lý môn thể thao thế giới, được thành lập vào năm 1934. Một số giải đấu cầu lông khu vực, quốc gia và khu vực được tổ chức ở một số quốc gia. Nổi tiếng nhất trong số này là Giải vô địch toàn Anh (All England Open Badminton Championships). Các giải đấu quốc tế nổi tiếng khác bao gồm Thomas Cup (trao thưởng 1939) cho cuộc thi đồng đội nam và Uber Cup (trao thưởng năm 1956) cho cuộc thi đồng đội nữ. Cầu lông xuất hiện lần đầu tiên trong Thế vận hội Olympic như một môn thể thao trình diễn vào năm 1972 và là một môn thể thao triển lãm vào năm 1988. Tại Thế vận hội năm 1992, nó đã trở thành một môn thể thao Olympic đầy đủ huy chương, với sự cạnh tranh cho nội dung đánh đơn nam và nữ (một đấu một) và đánh đôi (hai đấu với hai). Đôi nam nữ được giới thiệu tại Thế vận hội năm 1996.
1.2. Tiêu chuẩn sân cầu
Giải đấu cầu lông thường được chơi trong nhà vì ngay cả những cơn gió nhẹ cũng ảnh hưởng đến đường bay của trái cầu lông. Sân cầu lông có hình chữ nhật dài 44 feet (13,4 mét) và rộng 17 feet (5,2 mét) cho đánh đơn, rộng 20 feet (6,1 mét) cho đánh đôi. Lưới cầu lông cao 5,1 feet (1,55 mét) ở 2 đầu lưới. Một không gian trống 4 feet (1,3 mét) xung quanh sân cầu lông là yêu cầu rất cần thiết để các vận động viên có thể di chuyển thoải mái khi thi đấu.
2. Kiến thức cơ bản về cầu lông: Luật cầu lông
2.1 Hệ thống tính điểm cầu lông
Tất cả các trận đấu đơn và đôi đều là trận đấu hay nhất trong ba trận. Bên đầu tiên được 21 điểm sẽ thắng một trò chơi.
Một điểm được ghi trên mỗi lần giao cầu và được trao cho bên nào thắng cuộc biểu tình. Bên thắng được giao cầu tiếp theo .
Nếu tỷ số là 20-20, một bên phải giành được hai điểm rõ ràng để giành chiến thắng trò chơi. Nếu đạt 29-29, người đầu tiên có điểm thứ 30 sẽ thắng.
2.2 Giành được một điểm
Một điểm sẽ giành được nếu quả cầu chạm đất ở nửa sân của đối phương, bao gồm cả đường.
2.3 Cách giao cầu trong cầu lông
Quả cầu phải được đánh thấp hơn độ cao thắt lưng, với người chơi giao cầu theo đường chéo vào ô giao cầu của đối thủ. Cả hai đấu thủ phải đứng yên cho đến khi giao cầu được thực hiện.
Trong đơn , người chơi bắt đầu từ sân cầu lông bên phải và sẽ giao cầu từ phía đó mỗi khi họ có số điểm chẵn. Một người chơi giao cầu từ bên trái mỗi khi họ có một số điểm lẻ.
Trong đấu đôi , người chơi đầu tiên sẽ bắt đầu ở phía bên phải và tiếp tục giao cầu, trong khi luân phiên các bên với đồng đội của họ, miễn là họ tiếp tục giành được điểm
2.4 Quả cầu lông
Đạn hình nón được tạo thành từ lông vũ hoặc vật liệu tổng hợp được gắn vào đế nút chai hoặc cao su.
Được tạo thành từ 16 chiếc lông, chim dài từ 62-70mm và nặng từ 4,74 đến 5,5g. Đầu lông vũ nên tạo hình tròn có đường kính từ 58-62mm, với đế nút chai / cao su có đường kính 25-28mm và được bo tròn ở phía dưới.
2.5 Chơi cầu lông cần những gì:
1 cái vợt, tất nhiên rồi, không có vợt thì đánh bằng tay à.
1 đôi giày tốt để khi luyện tập có thể giảm thiểu các chấn thương về sau.
1 tinh thần cố gắng và tập trung vì người mới dù là môn nào cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dễ nhàm chán.
1 khoảng thời gian từ 3-6 tháng tập luyện, tùy năng khiếu và điều kiện của mỗi người.
3. Kiến thức cơ bản về cầu lông: Dụng cụ cầu lông
3.1. Vợt: Vợt cầu lông trải qua rất nhiều năm đã được cải tiến chất liệu và chất lượng rất nhiều. Một cây vợt cầu lông chuẩn ngày trước là 66.5 cm nhưng ngày nay đa số các hang đều làm vợt chuẩn mới 67.5 cm ( theo luật thì không được dài quá 68 cm). Và vợt cũng chính là thứ được quan tâm cũng như đa dạng nhất trong các sản phẩm cầu lông.
Về chọn vợt, có 1 số thông số cơ bản như sau mà các bạn có thể gặp:
Balance: điểm cân bằng vợt, dùng để xác định độ nặng đầu nhẹ đầu của vợt, theo mình đúc rút thì xin chia làm 4 mức: vợt nhẹ đầu, vợt cân bằng,vợt nặng đầu, vợt rất nặng đầu
Flex: là độ cứng/ dẻo của thân vợt, cái này được chia ra thành 5 mức nhưng hiện nay mình chỉ thấy có 4 mức chủ yếu: Vợt dẻo, Vợt có độ dẻo trung bình, Vợt cứng, Vợt rất cứng
Các chỉ số U, G:
- U: Là chữ cái thể hiện trọng lượng của vợt, U càng lớn thì vợt càng nhẹ và ở thị trường hiện nay phổ biến nhất là 3U ( 85 – 89.9g) và 4U ( 80-84.9g). Các mức 2U 5U 6U có thể tính tương tự nhưng các mức này ít người dùng vì 2U quá nặng còn 5 6U thì quá nhẹ
- G: Là kích thước chu vi cán, ở chỉ số này thì không nhất quán vì có hãng sẽ để số càng to thì cán càng bé nhưng các hãng khác đa số ngược lại.
• Với người mới chơi, thì các bạn nên chọn những cây vợt dẻo và nhẹ một chút cho dễ điều khiển. Khi đã đánh tốt thì mới cần chọn vợt khắt khe hơn, bạn nào đánh công tốt có thể dung vợt nặng đầu, lối chơi toàn diện có thể chọn vợt cân bằng và đánh thiên về thủ phản tạt có thể dung vợt nhẹ đầu. Cơ bản thì là vợt nào hợp tay bạn thì đó sẽ là cây vợt tốt nhất.
• Một số điểm lưu ý khi đi mua vợt:
Bạn có thể tham khảo thêm về các loại vợt trên VNB, Badmintonw, Vợt cầu lông shop...
Đảm bảo vợt chính hãng, uy tín, chất lượng bảo hành 1 đổi 1 nếu lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách bảo hành cực kì nhanh gọn và dễ dàng.
3.2: Giày, quần áo và bao vợt:
Giày: Trong các vật dụng này thì mình sẽ nói kĩ về giày vì nó là dụng cụ quan trọng. Hiện ở thị trường cũng có rất nhiều loại giày nhưng tất cả dù là hãng nào thì cũng đặt gia công ở Trung Quốc và chỉ có vài nhà máy đủ lớn để làm cho các hãng lớn mà thôi nên chất lượng các giầy mấy trăm nghìn ở các hãng theo mình là không có sự khác biệt quá lớn, chỉ đến các đôi giày cao cấp mới có sự phân hóa chút. Khi chọn mua giày các bạn nên xem kiểu chân của mình là dày hay mỏng, bè hay thon mà chọn cho đúng. Quan trọng nhất là phải đi đúng size để không bị bơi trong giày và không bị kích chân. Nếu có điều kiện thì bạn nên đầu tư hẳn giày đời cao của Yonex, Mizuno, Asics, Victor…bởi những hãng lớn có công nghệ vượt trội, có giảm chấn ở cả mũi chân và gót chân, giúp chúng ta tránh chấn thương. Còn nếu điều kiện hạn hẹp hơn có thể chọn các dòng giày dưới 1 triệu như Kumpoo, Kawasaki, MMOA, Fleet và Flex Pro…tuy không giảm chấn toàn giày nhưng ít nhất nó cũng bảo vệ gót chân chung ta rất tốt. Không ham dùng bata, asia vì đi những đôi này chân chúng ta gần như phải chịu lực phản khi di chuyển rất lớn, có hại cho sức khỏe sau này.
Quần áo và bao vợt: Những vật dụng này hoàn toàn phụ thuộc vào thẩm mỹ cũng như kinh tế từng người. Tuy nhiên lưu ý nhỏ là ở những vùng có nắng nóng các bạn nên chọn bao vợt có lót bạc cách nhiệt để vợt được an toàn. Quần áo nên mặc các loại vải thoáng mát thấm hút mồ hôi tốt, Quần áo fake tuy đẹp nhưng nhiều ni lông và bí, nếu 1 buổi mặc áo fake thì bạn nên mang 4 5 cái vào mùa hè oi bức.
Xem thêm các sản phẩm về giày, quần, áo và vợt tại Badmintonw
4. Kiến thức cơ bản về cầu lông: Kĩ thuật đánh cầu cơ bản
4.1. Cách cầm vợt
Cầm vợt đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường cầu bay cũng như giúp người chơi hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cổ tay. Cách cầm vợt phù hợp sẽ giúp bạn thực hiện tốt cả những cách đánh cầu lông mạnh bằng thuận tay lẫn trái tay. Cách cầm vợt cũng như cách các bạn bắt nắm. Ngón tay cái của bạn được đặt thoải mai trên bề mặt tay cầm. Các ngón còn lại bàn tay được đặt như khi bắt tay.
Xem thêm: Hướng dẫn cầm vợt cầu lông đúng cách cơ bản chi tiết nhất
4.2. Kỹ thuật di chuyển bước chân trong cầu lông
Mặt sân cầu ông giới hạn diện tích nhưng để di chuyển từ phần sân này qua phần sân bên kia và di chuyển tới các góc trong quá trình chơi cầu lông không phải là một vấn đề đơn giản. Các bước di chuyển chân đóng vai trò quan trọng giúp các bạn di chuyển một cách trình tự và linh hoạt. Vì thế trong cách chơi cầu lông cơ bản thì di chuyển đóng vai trò đạt độ hiệu quả cao trong cách di chuyển. Đồng thời, di chuyển chân tốt giúp bạn phán đoán đường cầu, tiết kiệm sức và dễ dàng đánh trả những đường cầu khó trong cách đánh cầu lông mạnh của đối thủ.
Các bước di chuyển đơn
Các bước di chuyển đôi
4.3. Cách giao cầu
Có 2 cách giao cầu cơ bản: giao cầu cao tay và giao cầu thấp tay. Việc biến hóa giữa những cách giao cầu sẽ làm cho đối thủ không kịp trở tay, giành lợi thế cho bản thân.
Xem thêm: Kỹ thuật giao cầu trong cầu lông cơ bản nhất
4.4. Đập cầu
Có 2 cách đập cầu cơ bản. Trong đó, đập cầu trái tay là khó nhất. Việc sở trang bị cho bản thân 1 quả đập mạnh chính là vũ khí tấn công tốt nhất để giành chiến thắng.
4.5. Kỹ thuật bỏ nhỏ cầu lông
Kỹ thuật bỏ nhỏ cầu lông được xem là cách chơi cầu lông cơ bản nhưng hết sức tinh tế, có thể giúp các bạn ghi điểm dễ dàng. Nếu tập luyện thành thạo bạn có thể dùng kỹ thuật bỏ nhỏ bằng thuận tay hoặc trái tay. Khi bạn đạt đến trình độ nhất định bạn sẽ có thể tự tin chơi trên lưới hoặc có thể luyện tập các trickshot như Lin Dan, Lee Chong Wei,...
Xem thêm: Hướng Dẫn Các Kỹ Thuật Cầu Lông Nâng Cao
5. Kiến thức cơ bản về cầu lông: Chấn thương
Khi chơi cầu lông hay bất cứ môn thể thao nào bạn cũng không thể tránh khỏi chấn thương.
Các chấn thương thường gặp:
- Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay (tennis elbow) ...
- Viêm lồi cầu trong xương cánh tay (golfer's elbow) ...
- Chấn thương khớp vai. ...
- Bong gân cổ chân là chấn thương khi chơi cầu lông. ...
- Chấn thương khớp gối. ...
- Chấn thương lưng khi chơi cầu lông
=> Để hạn chế chấn thương ta cần phải tập đúng động tác, đúng kỹ thuật cầu lông. luyện tập, chơi cầu lông ở mức độ vừa phải. Khi bị chấn thương phải lập tức ngừng chơi cầu lông, cố định chỗ bị chấn thương, chườm đá lạnh để có thể hồi phục nhanh nhất và tránh những thương tật vĩnh viễn.
6. Kiến thức cơ bản về cầu lông: Vệ sinh
Vệ sinh thân thể: khi chơi cầu lông xong cần phải tắm rửa, giữ sạch cơ thể, tránh bụi bẩn, giữ cơ thể luôn sạch sẽ để giữ được sức khỏe tốt nhất.
Vệ sinh giấc ngủ: ngủ đúng giờ giấc, đảm bảo ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có một tinh thần và sức khỏe tốt để chơi cầu lông.
7. Kiến thức cơ bản về cầu lông: Tổng hợp những điều nên và không nên làm khi chơi cầu lông
Nên: học hỏi các kĩ thuật từ người chơi khác, xem các clip và các bài viết chỉ dẫn đánh cầu, giữ vệ sinh thân thể, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt, giữ một thái độ nghiêm túc trên sân cầu,...
Không nên: lạm dụng các chất kích thích, có thái độ không tốt khi đánh cầu, di chuyển hoặc đánh cầu sai tư thế, chấn thương nhưng vẫn tiếp tục chơi,...
Vừa rồi là bài viết về những kiến thức cơ bản về cầu lông cho người mới chơi. Hi vọng thông qua bài viết, các bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức mới và sẽ sớm nâng cao kỹ thuật bản thân, chiến thắng trong những trận đấu sắp tới. Chúc các bạn thành công.