Cách Chơi Cầu Lông Đôi Và Một Số Lỗi Thường Gặp
Nhiều người cho rằng cách đánh cầu lông đôi tương tự như đánh cầu lông đơn. Tuy nhiên, luật chơi đã được thay đổi sao cho phù hợp với hình thức chơi này. Vì vậy, người chơi cần phải nắm rõ điều kiện và cách chơi sao cho chính xác. Khác với cầu lông đơn, cầu lông đôi đòi hỏi hai người bạn chơi phải có sự kết hợp ăn ý. Và quan trọng là phải hiểu rõ và tuân thủ tốt các quy định khi đánh đôi để tránh bị mất điểm đáng tiếc. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về chiến thuật đánh đôi. Chơi cầu lông đơn đã khó, áp dụng kỹ năng chơi cầu lông đôi sao cho hiệu quả lại còn khó hơn. Đây là bộ môn đòi hỏi ta phải nắm vững kỹ thuật cũng như các chiến thuật cho từng vị trí.
1. Cách bắt đầu một trận đấu cầu lông
Trước khi diễn ra trận đấu, trọng tài sẽ tiến hành tung đồng xu để xác định bên giao cầu trước và phần sân của từng đội chơi. Đội chọn đúng mặt đồng xu sẽ được quyền quyết định:
- Đội mình sẽ phát cầu trước hay nhận cầu trước
- Phần sân mà đội mình sẽ đứng ở ván đấu đầu tiên
Đội thua sẽ nhận được các lựa chọn còn lại.
2. Cách phát cầu lông đánh đôi trong thi đấu
Cách phát cầu lông đánh đôi trong luyện tập lẫn thi đấu đều là những lúc mà người chơi dễ mắc lỗi nhất. Kể cả những vận động viên đẳng cấp đôi khi vẫn phạm luật khi phát cầu. Đó là lý do tại sao mà ta cần phải để ý thật nhiều tại kỹ thuật này.
Cách phát cầu lông đánh đôi có phần hơi khác trong luật phát cầu lông đánh đơn:
- Người chơi bên được phát cầu sẽ bắt đầu phát cầu từ ô phát bên phải khi phía họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đấu đó.
- Người chơi bên được phát cầu sẽ bắt đầu phát cầu từ ô phát cầu bên trái mỗi khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.
- Người chơi được có quả phát cầu lần cuối trước đó của bên phát cầu sẽ giữ nguyên một vị trí đứng mà từ ô đó người chơi này đã phát cầu lần cuối cho bên mình và luật này sẽ áp dụng ngược lại cho đồng đội của người nhận cầu.
- Người chơi bên nhận cầu hiện đang đứng trong ô phát cầu chéo đối diện sẽ là người được nhận cầu.
- Người chơi không thay đổi vị trí đứng tương ứng
3. Hệ thống và cách tính điểm trong luật đánh cầu lông đôi
Một trận đấu của môn cầu lông sẽ được diễn ra theo thể thức đấu 3 ván thắng 2, trừ khi có các sắp xếp khác.
Đội nào giành được 21 điểm trước sẽ thắng ván đấu đó, trừ các trường hợp ngoại lệ như hòa nhau với tỷ số 20 – 20 hoặc 29 – 29 (sẽ được quy định tại các điều sau).
Đội thắng một pha cầu sẽ ghi được 1 điểm. Một đội được xem là thắng pha cầu nếu như cầu rơi xuống đúng phần sân của đối thủ hoặc khi đội đối thủ mắc lỗi.
Nếu hai đội đang có tỷ số hòa 20 – 20, đội nào giành được 2 điểm cách biệt trước sẽ thắng ván đấu đó.
Nếu hai đội đang có tỷ số hòa 29 – 29, đội nào giành được điểm thứ 30 trước sẽ giành phần thắng trong ván đấu đó.
Đội thắng sẽ là đội giao cầu trước ở ván đấu tiếp theo.
4. Di chuyển và tấn công trong đánh đôi cầu lông
4.1 Người phía sau:
Đập cầu: Đây là cách đánh tiên quyết nếu muốn giành chiến thẳng trong cách đánh cầu lông đôi.
Đập cầu thẳng: Nếu bạn đang ở vị trí góc sân, hãy đập cầu thẳng và nhằm vào khoảng trống của vị trí người chơi yếu hơn bên phía đối thủ.
Đập cầu giữa: Đôi khi, bạn nên đập cầu vào giữa nơi đứng của hai người đối phương, cách đánh này sẽ gây rối cho sự lựa chọn ai là người sẽ đỡ cầu của đối thủ. Khi đó, pha trả cầu sẽ kém hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho cú dứt điểm ta sẽ tung ra.
Đập cầu chính người: Đây là một kiểu đánh cầu lông đôi hết sức độc đáo và hơi có phần "khó chịu". Vị trí yếu nhất của những người đánh cầu lông thường là phía tay cầm vợt, vùng ngang đùi. Vị trí này dù cú đánh thuận tay hay trái tay đều không phát huy hết được sức mạnh.
Điều tiên quyết như đã nhắc ở trên chính là cố gắng đánh cầu càng cắm càng tốt nhằm khiến đối phương khó xoay sở được trong những pha cứu cầu.
Bỏ nhỏ (gài lưới): Đôi khi những pha đập cầu sẽ khiến chúng ta đuối sức, còn thể lực đối phương tràn đầy. Lúc này, những pha bỏ nhỏ, gài lưới sẽ là lựa chọn thích hợp.
Các pha gài lưới thường khó mang về điểm trực tiếp khi người chơi ở trình độ khá hoặc cao, tuy nhiên nó mở ra cơ hội dứt điểm khi khiến đối phương lúng túng xoay sở. Hiệu quả nhất, bạn nên thường xuyên xen kẽ giữa những pha đập cầu và bỏ nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ điểm ghi được cũng vẫn đến từ những pha đập cầu tốt.
4.2 Người phía trước:
Chụp lưới: Lối đánh này nếu thực hiện tốt, bạn sẽ không cho đối phương có cơ hội để phòng thủ. Do đó, bạn nên thực hiện động tác cầu lông đánh đôi này ngay và luôn nếu có cơ hội.
Gài lưới: Dù thường cú đánh này không hạ gục đối phương ngay lập tức, nhưng khả năng buộc đối phương phải trả cầu một cách hớ hênh để nhận lấy một cú chụp lưới hoặc một cú đập cầu ngay sau đó. Cách gài lưới cũng theo nguyên tắc như cách đập cầu.
Tạt cầu: Một khi cầu đã qua những vẫn còn bay trên lưới, những cú tạt cầu của người chơi đứng trước luôn khiến đối thủ phải khổ sở và lộ điểm yếu.
5. Kỹ thuật phòng thủ cầu lông đôi khi đối thủ đập cầu
Trong cầu lông thì có khá nhiều kỹ thuật phòng thủ hiệu quả, trong đó phải kể đến như: Phòng thủ xa lưới, phòng thủ gần lưới, phòng thủ khi đối thủ đập cầu… Có thể chia ra theo trái tay, thuận tay, cao và thấp tay… Dưới đây sẽ là 3 cách phòng thủ trong cầu lông khi đối thủ đập cầu:
5.1 Phòng thủ cầu sâu, bổng
Đưa cầu bổng lên sẽ tạo điều kiện cho đối thủ đập tiếp nhưng đôi khi sẽ là cần thiết vì bạn không có nhiều thời gian hay không có quá nhiều lựa chọn khi phải hứng chịu những cú smash của đối thủ. Đối thủ của bạn cũng sẽ rình rập và đánh cú kết thúc nếu bạn thực hiện cú gài lưới.
Vậy nên, hãy bung cầu ra sau càng sâu càng tốt và hy vọng các cú đập tiếp theo sẽ yếu dần, độ cắm sẽ giảm lại và kém chính xác hơn và khi đó bạn sẽ có cơ hội phản công.
5.2 Phòng thủ cầu tạt
Đây là một lựa chọn rất tốt để phản công, đặc biệt là để đối phó với những cú đập flat smash của đối thủ. Cú đánh này sẽ đưa cầu bay vượt qua tầm khống chế của đối thủ khi họ đứng trên lưới và cầu sẽ bay ra phía sau lưng họ.
Khi thực hiện được điều này bạn nên sẵn sàng chờ cơ hội chuyển qua tấn công vì đối thủ sẽ khó để có cơ hội đập cầu trước cú tạt của bạn nữa.
5.3 Phòng thủ gài lưới
Cú đánh phòng thủ trong cầu lông đôi này rất hiệu quả khi đối thủ vừa thực hiện cú smash ở về phía cuối sân. Một điểm hết sức quan trọng phải nhớ là nếu bạn chủ động đánh cú gài lưới thì bạn phải bám lấy lưới.
Nếu bạn làm được điều này gần như bạn đã ép được đối phương chỉ còn cách giở cầu bổng lên cao. Như vậy bạn sẽ có cơ hội tấn công sau pha cầu.
Đặc biệt các bạn muốn phòng thủ tốt hãy tập luyện phản xạ nhanh và lực cổ tay khỏe để có thể phòng thủ các pha cầu nhanh và những cú đập uy lực của đối thủ.
5. Một số lỗi thường gặp trong đánh đôi
Ngoài những kỹ thuật chơi cầu lông đôi phía trên thì bạn cũng nên biết được một số lỗi thường gặp trong cách chơi cầu lông 2 người.
5.1. Kỹ thuật di chuyển quá kém
Di chuyển là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong bất cứ môn thể thao nào. Và môn cầu lông cũng không là ngoại lệ. Kể từ khi là người mới bắt đầu nhập môn cầu lông cho đến khi trở thành tay vợt chuyên nghiệp như Nguyễn Tiến Minh thì kỹ năng di chuyển phải không ngừng được tập luyện và nâng cao.
Kỹ năng di chuyển kém sẽ dẫn đến tình trạng: dù bạn có phán đoán được vị trí cầu rơi nhưng cũng không kịp đỡ cầu, đỡ hụt hay thậm chí tự gây chấn thương cho chính bản thân mình và đồng đội.
5.2 Quay đầu nhìn ra phía sau
Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người mới chơi.
Kỹ thuật đánh cầu lông nam, kỹ thuật đánh cầu lông nữ hay kỹ thuật đánh cầu lông nam nữ đều rất kị việc ngoái đầu nhìn ra phía sau. Đánh cầu lông nói chung và đánh cầu lông đôi nói riêng có tốc độ chơi rất nhanh. Nếu bạn vừa quan sát đối phương sau đó ngoái đầu ra sau nhìn đồng đội của mình thì khả năng bạn mất tập trung là rất cao. Không kịp xử lý các tình huống.
Trong trường hợp tồi tệ hơn, bạn có thể gây mất điểm hoặc thậm chí “ăn” một cú đập cầu của đồng đội hay của đối thủ.
Trên bài viết chúng tôi đã chia sẽ những thông tin cần thiết về cách chơi cầu lông đôi. Hy vọng bạn sẽ tìm ra một đồng đội ăn ý với mình để cùng tập luyện đến mức nhuần nhuyễn để phối hợp các pha cầu cho ra kết quả cao và thành thạo. Mong các bạn sẽ luôn luôn tập luyện hết mình để có tinh thần chiến đấu vững và thi đấu trong sự tự tin không ngần ngại đối thủ nào.