Cách Thuần Thục Những Kỹ Thuật Sử Dụng Cổ Tay Trong Cầu Lông
Đa số những người chơi cầu lông phong trào lẫn chuyên nghiệp đánh chắc tay đều luôn muốn nâng cao trình độ kể cả khi đã thuần thục những kĩ năng đánh cầu cơ bản. Lúc này họ luôn muốn tìm tòi những kĩ năng khó mà số ít người chơi có thể thực hiện thuần thục và chính xác được. Ưu điểm của những pha cầu khó là một khi thực hiện thành công, đối phương gần như sẽ bị bất ngờ và khó khăn để đỡ cầu, thậm chí là chôn chân nhìn cầu qua lưới, qua đó ghi được những số điểm trực tiếp một cách hiệu quả. Và một trong số những kĩ năng khó mà mình muốn giới thiệu với các bạn hôm nay là kĩ năng sử dụng cổ tay trong cầu lông. Những lông thủ còn đang loay hoay hoặc chưa biết cách sử dụng thuần thục kĩ năng này thì không nên bỏ lỡ nhé!
1. Bạn Có Biết Cổ Tay Được Cấu Tạo Như Thế Nào?
Cổ tay bao gồm nhiều thành phần cấu trúc. Ống cổ tay là đoạn cổ tay gồm tám xương cổ tay, tạo thành một vòng cung, và dây chằng ngang cổ tay kéo ngang qua đoạn cổ tay. Bên trong ống cổ tay là chín đoạn dây chằng kéo xuống các ngón tay.
Chạy ngang qua ống cổ tay còn có dây thần kinh trung tuyến (median) có kích thước bằng một cây bút chì chứa hàng ngàn dây thần kinh cảm giác đi tới các ngón tay.
Dây thần kinh trung tuyến nằm ngay dưới dây chằng ngang và tiếp xúc trực tiếp với dây chằng khi cổ tay hoặc các ngón tay uốn cong hay duỗi thẳng.
2. Tại Sao Phải Sử Dụng Cổ Tay Trong Thi Đấu Cầu Lông
Như chúng ta đã biết, cổ tay là một bộ phận quan trọng khi chơi cầu lông. Chưa cần nói đến yếu tố kỹ thuật chuyên môn, thì trước nhất, cách cầm vợt hay các động tác vung vợt được chính là nhờ có lực cổ tay.
Với chiều cao 1m55, lưới cầu lông giống như một bức tường thành. Đặc biệt, với những cú bỏ nhỏ khiến cầu rơi ở khu vực sát lưới 2 mét thì bạn phải đưa quả cầu lên với góc gần như thẳng đứng thì mới hy vọng cầu qua lưới. Và bạn sẽ không thể làm được điều này nếu như lực cổ tay không đủ mạnh và kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay không thành thục.
Để thực hiện được các cú đánh cầu qua lưới, các vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp đều hiểu rằng lưới trên sân rất cao và nếu chỉ đưa cầu thẳng sang, khả năng cầu chạm lưới hoặc xuống lưới là rất lớn. Nguyên nhân là do lực hút của trái đất sẽ kéo quả cầu đi xuống sớm hơn.
Vì thế tất cả các VĐV đều phải chú trọng sử dụng các kỹ thuật để tạo thành các quỹ đạo cầu xoáy rất phức tạp, vừa không bị lưới cản trở sẽ lại đưa cầu tới được những vị trí khó trên sân. Trong số đó không thể thiếu các kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay.
3. Các Kỹ Thuật Đánh Cầu Lông Bằng Cổ Tay
a) Kỹ thuật cầm vợt để tập luyện cổ tay
Kỹ thuật cầm vợt tập luyện cổ tay gồm các bước:
- Để vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra đặt sát mặt vợt.
- Vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt, ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt.
- Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm. Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.
- Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt. Không nên cầm quá gò bó, cứng nhắt sẽ làm cản trở động tác đánh cầu, cổ tay khi cầm vợt từ đó cũng sẽ uyển chuyển hơn khi nhận cầu.
b) Kỹ thuật đập cầu sử dụng cổ tay đúng cách
Đập cầu lông đúng cách sẽ tạo ra những cú đánh uy lực khiến đối phương không thể chống trả.
Để thực hiện đúng cách kỹ thuật đánh đập cầu sử dụng cổ tay cầu lông, bạn theo dõi những hướng dẫn sau:
Giai đoạn chuẩn bị:
Đầu tiên hãy giơ tay không cầm vợt để ước lượng chính xác điểm rơi của cầu. Sau đó, hãy dồn trọng tâm vào chân sau và lùi chân trước lại 1 chút.
Phải đánh cầu từ phía trên cao và phía trước mặt. Và điều quan trọng nhất trong kỹ thuật này là hãy chỉ dùng lực vào thời điểm đập cầu nhằm tránh tiêu tốn ít sức nhất có thể mà vẫn có cú đập mạnh và hiểm.
Giai đoạn đánh cầu:
Tay cầm vợt đập cầu lúc đầu hơi co, khi tiếp xúc cầu thì vươn thẳng, sau đó đánh tay theo quán tính ra trước để phát huy tối đa sức mạnh của cú đánh.
Sử dụng cả ba khớp là bả vai, khuỷu tay và cổ tay trong cú đánh để đạt sức mạnh lớn nhất.
Giai đoạn kết thúc:
Sau khi đánh vào quả cầu, tay cầm vợt sẽ theo quán tính di chuyển từ sau ra trước theo hướng từ trên xuống và đi nghiêng từ bên tay cầm vợt sang còn lại.
Một pha đập cầu khi sử dụng dụng cổ tay trong cầu lông thành công phải đạt đủ 2 yếu tố:
Sức mạnh:
Trong một cú đập cầu sức mạnh đóng một vai trò rất quan trọng, một quả đập mang tính uy lực cao là một cú đập có sức mạnh. Muốn đập mạnh thì phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng. Dùng lực cổ tay kết hợp với sức mạnh toàn thân để tăng cường tối đa sức mạnh cú đập cầu.
Độ chính xác:
Phụ thuộc vào tốc độ ra đòn và khoảng cách phát lực của bạn.
- Tốc độ ra đòn: tiếp xúc thật nhanh vào cầu giảm tối thiểu những lỗi khi phát lực.
- Khoảng cách phát lực: thật ngắn đây là yếu tố rất quan trọng để những quả đập có uy lực lớn. Rút ngắn được thời gian từ khi phát lực tới khi tiếp xúc vào cầu thì đó là khoảng cách phát lưc, góp phần làm cho đường cầu của các bạn trở nên khó đoán hơn.
3. Các Lỗi Sai Khi Thực Hiện Kỹ Thuật Đập Cầu Sử Dụng Cổ Tay Trong Cầu Lông
a) Chỉ sử dụng một tay
Lỗi sai phổ biến đầu tiên là khi thực hiện động tác này, người chơi chỉ đưa tay cầm vợt lên chứ không sử dụng tay còn lại. Nhưng thực sự ngoài tác dụng của tay không cầm vợt là ước lượng điểm rơi cầu, thì nó còn giúp người chơi tạo sự thăng bằng, nâng cao hiệu quả cho cú đập cầu.
b) Gồng tay quá nhiều, cổ tay cứng nhắc và không sử dụng đúng lực
Nhiều người chơi nghĩ rằng việc gồng tay sẽ giúp cú đánh có nhiều lực hơn. Nhưng điều này là hoàn toàn sai. Việc gồng tay sẽ khiến cơ tay rất nhanh mỏi và khiến cổ tay không có sự linh hoạt. Vì vậy, hãy chỉ dùng lực vào đúng thời điểm đập trái cầu và còn lại hãy thả lỏng toàn bộ.
c) Trật nhịp
Một việc dễ dàng mắc phải đối với các bạn mới chơi nữa đó là “trật nhịp”. Việc bắt nhịp sai sẽ làm bạn đập quá sớm khi cầu còn chưa tới sẽ cạch vào khung, hoặc quá muộn làm hướng cầu đi quá thấp sẽ vướng lưới. Hãy kết hợp gập cổ tay khi cần thiết để cho ra quả đập cầu uy lực và chính xác nhất. Tốt nhất nên di chuyển khi chưa có cầu để luôn bắt được nhịp.
Như phía trên đã trình bày, một cổ tay khỏe và dẻo dai sẽ tạo ra đủ lực kết hợp cùng các kỹ thuật cổ tay sẽ tạo ra những đường cầu bổng, cầu mạnh và cầu xoáy vào những vị trí trọng yếu của đối phương. Trên đây là một số kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay hiệu quả. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ có thể hiểu thêm về tầm quan trọng và những kỹ thuật sử dụng cổ tay trong cầu lông để mang về kết quả tập luyện và thi đấu thật tốt. Chúc bạn sớm thực hiện được những kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay thật chuyên nghiệp và mạnh mẽ nhé!