Chi Tiết Cách Sửa Vợt Cầu Lông Bị Gãy Cán Các Bạn Cần Biết
Cầu lông là bộ môn thể thao đầy tính rèn luyện sức khỏe và thỏa mãn niềm đam mê với tất cả mọi người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong khi tập luyện, chơi phong trào thường sẽ xảy ra tình trạng gãy vợt cầu lông, gãy cán vợt. Vì vậy có rất nhiều bạn thắc mắc về việc " cách sửa vợt cầu lông bị gãy cán " như thế nào hiệu quả nhất, an toàn và đảm bảo cho cây vợt. Sau đây cũng tìm hiểu với chúng tôi cách sửa cán vợt nhé.
1. Nguyên nhân gãy cán vợt cầu lông
- Do chất lượng cán vợt cầu lông của các nhà sản xuất kém.
- Vợt để quá lâu không sử dụng dễ bị mài mòn theo thời gian hoặc để những nơi có độ ẩm cao không thoáng mát.
- Mồ hồi tay quá nhiều trong thời gian dài mà không chịu thay quấn cán vợt, mồ hôi sẽ thấm vào cán vợt.
- Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu do va chạm quá mạnh hoặc có thể vợt cầu lông rơi xuống mặt đất với tốc độ cao khiến lực dồn hết vào cây vợt sẽ khiến vợt gãy.
- Song song khi đấu đôi 2 vận động viên không hiểu ý , vung vợt phòng thủ làm hai cây vợt tác động với nhau tạo ra lực mạnh cũng dễ gãy cán vợt.
Tổng kết lại, khi rơi vào những trường hợp trên thì các lông thủ nên làm gì, hãy cũng tìm hiểu cách sửa vợt cầu lông bị gãy cán ngay sau đây nhé!
2. Nguyên nhân gãy cán vợt cầu lông
- Do chất lượng cán vợt cầu lông của các nhà sản xuất kém.
- Vợt để quá lâu không sử dụng dễ bị mài mòn theo thời gian hoặc để những nơi có độ ẩm cao không thoáng mát.
- Mồ hồi tay quá nhiều trong thời gian dài mà không chịu thay quấn cán vợt, mồ hôi sẽ thấm vào cán vợt.
- Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu do va chạm quá mạnh hoặc có thể vợt cầu lông rơi xuống mặt đất với tốc độ cao khiến lực dồn hết vào cây vợt sẽ khiến vợt gãy.
- Song song khi đấu đôi 2 vận động viên không hiểu ý , vung vợt phòng thủ làm hai cây vợt tác động với nhau tạo ra lực mạnh cũng dễ gãy cán vợt.
2. Những cách sửa vợt cầu lông bị gãy cán
Thường khi chơi cầu lông sau một thời gian sử dụng lâu dài, vợt cầu lông thường xuất hiện các vết nứt nhỏ li ti tay cầm sau đó sẽ được lan rộng và sẽ gãy vợt cầu lông. Sau khi xuất hiện tình trạng đó, mọi nguời thường chọn cách mua vợt khác. Đó rất dễ thấy cho những bạn có điều kiện khá tốt nhưng nếu đối với những bạn có thu nhập thấp thì không hề dễ. Vì vậy, họ sẽ chọn những cách đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả và đỡ tốn chi phí nhất là phương pháp cách sửa vợt cầu lông bị gãy cán .
2.1 Mua tay cầm thay thế hoặc tự làm tay cầm.
- Bạn có thể mua các tay cầm ở các cửa hàng cầu lông. Việc này sẽ giúp chi phí giảm chi phí rẻ hơn, bạn nên chọn kích thước thân vợt, kích thước trục và mặt nạ bằng nhựa (mũ trước) và đáy nặp đậy thì bạn có thể dễ dàng thay thế được tay cầm bị hỏng.
- Trước khi bạn muốn thay thế cán vợt thì bạn cần phải đo kích thước chính xác, xác định được đô to, chiều dài cán và trọng lượng, việc này giúp bạn sẽ có trọng lượng và độ cần bằng tốt. Sau khi xác định được kích thước bạn nên tìm một xưởng gỗ mộc và nhờ họ thiết kế đúng như kích thước như bạn đã đo.
- Nếu bạn không tìm được cán vợt phù hợp thì có thể tự thiết kế cho mình một cán vợt bằng cách đẽo và tạo hình. Trước khi làm bạn cũng phải theo kích thước đã đo cán vợt cu cũ, nhưng khi làm điều này thì rất tốn nhiều thời gian và công sức.
2.2 Tháo cán vợt bị hỏng.
- Để làm được bước này thì bạn nên tháo cán vợt cũ bị hỏng và sau đó mới lắp ráp cán vợt mới.
- Trước hết bạn phải tháo cán vợt. Chỉ cần kéo nó lỏng ra là bạn có thể tháo được tháo được cán vợt bi hỏng ra. Bạn chỉ cần tháo 4 móng hình chữ U bằng một chiếc tuốc nơ vít nhỏ (gỗ rất mềm nên rất dễ) Bên dưới nắp cuối này, có một nắp nhựa nằm trong lỗ làm cho tay cầm không nặng. Bạn hãy làm cẩn thận để giữ các bộ phận khác của tay cầm vì chúng có thể tái sử dụng.
2.3 Tháo nắp nhựa khi cán vợt bị gãy
- Trong quá trình gãy vợt cầu lông đây là công đoạn sửa vợt phải cẩn thận và tỉ mỉ khi cán vợt bị gãy vì nắp đầu vợt và cán gỗ được dính chặt với nhau rất chặt qua lớp keo chuyên dùng trong cầu lông.
- Bạn phải thật cẩn thận để còn giữ lại được nắp đầu vợt zin từ hãng và không cần dùng tới nắp thay thế.
2.4 Mài dũa cho cán vợt mới
- Sau khi tách được được các bộ phận rời khởi nhau, sẽ có lớp keo dính và phần gỗ còn lại trên cán vợt. Bạn nên nhờ thợ hoặc tự cố gắng mài dũ các phần dính và xóa sạch các vết dính còn lại để phù hợp với cán vợt cũ.
- Đây được coi là công đoạn quan trọng trong cách sửa vợt cầu lông bị gãy cán. Bạn nên nhớ mài kĩ càng với để phù hợp nếu mài nhỏ so với kích thước cũ thì sẽ khiến bạn cầm nắm không như ban đầu và trọng lượng của cán vợt cũng giảm đi.
2.5 Đục lỗ vít giữa
- Lỗ vít giữa sẽ có 2 chức năng trong cách sửa vợt cầu lông bị gãy cán, đầu tiên đây sẽ là điểm mấu chốt để cố định phần cán vợt với phần trục vợt, thứ 2 là giúp thoát khí khi dán keo vợt, tránh tình trạng lớp keo phủ không đều gây ảnh hưởng tới chất lượng của quá trình sửa vợt cầu lông này.
- Tiếp theo bạn cần đánh dấu lỗ khoan trên cán vợt cầu lông bị gãy để đảm bảm vị trí này trùng khớp với chiều dài trục vợt khi cho vào cán.
2.6 Dán kèo nắp đầu vợt và trục vợt
- Trước khi dán keo vào cán vợt, các bạn nên làm sạch để tránh các bụi bẩn khi bạn mài dữ cán vợt nó sẽ làm ảnh hưởng chất lượng của keo và dễ bông tróc.
- Bạn cần cỗ định và giữ chặt trục vợt, công đoạn này sẽ giúp cán vợt cầu lông mới được dính chắc chắn hơn, cho keo vào phần nắp trên kết nối giữa cán vợt và tay cầm vợt. Sau đó, trượt nắp từ cán vợt xuống. Sử dụng một lực mạnh ấn nắp dính chặt vào phần dưới, tránh ảnh hượng tới chất lượng cách sửa vợt cầu lông bị gãy cán.
- Nếu không giữ cố định thì sau một thời gian keo khô cây vợt sẽ không đủ đảm bảo được độ thẳng hoặc có thể bung rời ra và bạn lại tốn thời gian dán cán vợt một lần nữa.
2.7 Giữ nắp đít vợt
- Đây là quá trình cuối sau thi thực hiện các cách sửa vợt cầu lông bị gãy cán, sẽ tận dụng những phần nối vừa nảy, các bạn nên ghim các khớp nối vào phần nắp đít vợt vào đúng như vị trí ban đầu.
- Thực hiện xong các bước trên các ban nên quấn lại phần cốt vợt và quấn lớp vải mới vào cán vợt. Sau khi quấn cán vợt xong thì bạn đã hoàn thành các bước sửa khi gãy vợt cầu lông.
Bài viết ở trên là những chia sẽ về các cách sửa vợt cầu lông bị gãy cán. Hy vọng qua bài viết có thể giúp ích mọi người có thêm một ít kiến thức bổ ích để né tránh những trường hợp gãy cán không hề mong muốn xảy ra. Chúc các bạn tập luyện và thi đấu thành công.