Chơi Cầu Lông Đau Đầu Gối Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Cầu lông là một môn thể thao được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện cũng như tham gia sẽ có nhiều chấn thương không đáng có. Đau đầu gối có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, ung thư xương... Để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý nguy hiểm này, chúng ta cùng tìm hiểu xem nguyên nhân gây đau khớp là gì và khi nào đau khớp gối là bệnh cần chữa trị nhé!
1. Chấn thương khớp gối là gì?
Cũng giống các môn thể thao khác cầu lông là một trong những bộ môn di chuyển nhiều trong một trận đấu. Trong quá trình di chuyển, đỡ cầu hoặc đập cầu, đầu gối luôn là khu vực hoạt động liên tục chịu nhiều áp lực và dễ gặp thương tổn.
Đây chính là một trong những bộ phận nhất của đôi chân và là điểm chịu nhiều áp lực để nâng đỡ cơ thể của chúng ta. Chính vì vậy việc chơi cầu lông không tránh khỏi phần khớp gối bị chấn thương như viêm gân bánh chè. Do tình trạng quá tải lặp đi lặp lại do chạy nhảy quá nhiều, cũng có khi trọng lượng cơ thể bạn quá nặng nên đầu gối không chịu tải được. Và khi bị chấn thương thì rất khó điều trị và cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi để có thể bình phục.
2. Biểu hiện của đau khớp gối
Tùy vào các mức độ bị thương của người chơi cầu lông thì sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng dễ nhận biết như:
2.1 Đau nhức
Đau nhức gối là vấn đề phổ biến nhất trong các tình trạng bất thường xảy ra ở đầu gối. Và khi gặp phải tình trạng này, hầu hết chúng ta đều chỉ coi đây là dấu hiệu nhức mỏi thông thường chứ ít ai nghĩ ngay đến việc tìm hiểu xem bệnh lý gì khiến mình bị đau đầu như vậy.
Cơn đau nhức ở đầu gối có thể xuất hiện khi bạn di chuyển; đứng lâu hoặc khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa và mùa lạnh. Nhiều trường hợp, dù đang trong trạng thái nghỉ ngơi, không vận động vẫn cảm nhận cơn đau khớp gối một cách rõ rệt. Điều này thật nguy hiểm bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối - Các bạn không được chủ quan đâu nhé!
2.2 Cứng khớp, khó vận động
Bên cạnh nhức đầu gối, cứng khớp cũng là biểu hiện thường thấy ở người bị thoái hóa khớp. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy cứng khớp cục bộ do giữ lâu một tư thế hoặc cứng khớp vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy.
Ở giai đoạn sớm, việc xoa nắn khớp có thể giúp việc cử động trở lại bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bệnh lý bước sang giai đoạn nặng thì không chỉ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn mà còn có thể cướp đi khả năng đi lại, thậm chí gây tàn phế.
2.3 Đau đầu gối khi co chân, duỗi thẳng gối
Hiện tượng đau đầu gối khi co chân hoặc duỗi thẳng chân là điều hết sức bình thường nếu bạn giữ tư thế co hoặc duỗi chân trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, mỗi lần thực hiện hành động co duỗi chân, đầu gối đều bị đau nhói thì nguy cơ khớp gối của bạn bị viêm, bị thoái hóa là rất cao đấy.
2.4 Ngồi lâu đứng lên bị đau đầu gối
Khi chúng ta ngồi quá lâu, lúc đứng lên bị mỏi gối là điều đương nhiên. Thế nhưng, trường hợp ngồi lâu đứng lên bị đau đầu gối, không thể đi lại bình thường được mà cơn đau mãi không dịu đi thì đồng nghĩa với việc khớp gối của bạn đang bị tổn thương rất nặng, cụ thể là bị thoái hóa khớp.
3. Nguyên nhân dẫn đến đánh cầu lông bị đau đầu gối
Trong quá trình chơi cầu lông có nhiều nguyên nhân bị đau đầu gối Nguyên nhân có thể xuất phát từ quá trình bạn chơi hoặc những va chạm trong quá trình thi đấu. Vậy nguyên nhân là từ đâu thì hãy cùng chúng mình tham khảo nhé:
- Giãn cơ: Đây là dạng tổn thương nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. Khi vừa bị chấn thương bạn sẽ thấy đau nhói ở vùng gân cơ sau đó có cảm giác nỗi đau sẽ giảm và vùng bị tổn thương sẽ bị sưng nhẹ. Hãy dừng ngay hoạt động nếu không máu sẽ tụ nhiều và không có lợi cho việc điều trị.
- Căng cơ: Khi bị căng cơ thì sẽ có một vài sợi cơ bị đứt. Khi bạn đau nhiều thì phải ngưng hoạt động. Và sau đó một thời gian vết máu sẽ bầm.
- Đứt cơ: Nếu số cơ bị rách đến 75% bó sợi thì khi bị đứt hoàn toàn sẽ làm máu bầm tụ nhiều ngày và dẫn đến khớp sưng nhiều, trở nên lỏng lẻo.
- Chấn thương đầu gối: Ở các vùng khớp đầu gối có các dây chằng và sụn đệm dễ tổn thương do chơi thể thao.
- Vận động quá sức khi chơi thể thao.
- Trước khi tập luyện hay thi đấu không tập kỹ các bài khởi động, làm nóng cơ thể, các khớp.
- Sau khi tập luyện không thực hiện luyện tập bài tập giãn cơ.
- Chất lượng mặt sân cầu lông có sỏi đá, cát, ướt... khiến người chơi bị trượt ngã.
- Thực hiện các bài tập nhiều lần với một cường độ cao khiến khớp tại đầu gối không đủ thời gian hồi phục.
- Giày thể thao không phù hợp với bàn chân.
4. Hướng dẫn cách phòng ngừa đầu gối khi chơi cầu lông
Việc chơi cầu lông và gặp một số trường hợp chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Và dưới đây là một số cách phòng ngừa sẽ giúp bạn cải thiện trong việc chơi cầu lông để không bị chấn thương đầu gối:
- Bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể bằng các thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng
- Tránh tiếp đất bằng đầu khi bị té ngã khi đang chơi.
- Luyện tập đều đặn, không tập với cường độ nặng.
- Có thời gian nghỉ hợp lý.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đầu gối khi chơi cầu lông.
- Khởi động kỹ lưỡng trước khi tập luyện và thi đấu.
- Thực hiện đúng các động tác, kỹ thuật của chơi cầu lông.
- Hạn chế các đồ uống có cồn như rượu, bia,...
Việc chơi cầu lông bị đau đầu gối là một việc không thể tránh khỏi. Hy vọng qua bài viết trên muốn các bạn tìm hiểu kĩ hơn, bổ sung dinh dưỡng tốt để có thể trạng chắc khỏe phòng tránh được những chấn thương xảy ra không đáng có. Qua đó mong các bạn tập luyện cơ thể khỏe khoắn, chắc chắc để tránh những trường hợp xấu nhất mà bạn không muốn.