Đau Cổ Tay Khi Chơi Cầu Lông Và Phương Pháp Ngăn Ngừa

05-09-2022 09:43:08

Đau cổ tay khi chơi cầu lông cũng là tình trạng phổ biến khác thường gặp ở người chơi cầu lông. Đau cổ tay là tình trạng thường gặp ở những người chơi cầu lông, tennis,…Nó khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, đau đớn, một số hoạt động trong đời sống hàng ngày bị ảnh hưởng. Triệu chứng đau cổ tay có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng, trong một số trường hợp còn cần đến sự can thiệp y tế để điều trị. Tuy nhiên, vị trí nhạy cảm ấy cũng dễ dàng bị tổn thương nếu bạn vận động quá mức hoặc gặp các sự cố chấn thương khác

1. Các chấn thương đau cổ tay khi chơi cầu lông

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau tay khi chơi cầu lông. Bạn có thể bị đau cổ tay khi sử dụng vợt quá nặng, hay tay vợt quá trơn dẫn đến những pha xử lý quá đà. Việc sử dụng khớp cổ tay liên tục trong thời gian dài cộng thêm với phụ kiện không phù hợp có thể làm tồi tệ hơn tình trạng cổ tay của bạn. Cổ tay của chúng ta được cấu tạo từ hai xương cánh tay là xương trụ, xương quay và 8 xương cổ tay. Các xương này được kết nối với nhau bởi nhiều dây chằng. Khi chơi cầu lông các loại chấn thương có thể gây đau cổ tay như: căng cơ, bong gân, gãy xương cổ tay.

 - Căng cơ: Các sợi cơ ở khu vực cổ tay bị căng quá mức hoặc bị rách. 

 - Bong gân: Đây là một dạng chấn thương dây chằng cổ tay, Với tình trạng bong gân thông thường, bạn chỉ bị giãn hoặc rách một phần dây chằng.

 - Gãy xương cổ tay: Một hoặc nhiều xương ở cổ tay bị gãy hoặc nứt gây đau đớn.

Ngoài ra, việc không khởi động cổ tay, cánh tay trước trận đấu hoặc không giãn cơ đúng cách sau khi tập xong cũng là nguyên nhân khiến tay bị chấn thương. Bên cạnh đó, những người mới chưa có kinh nghiệm trong di chuyển hay mai lao theo cầu để đỡ thì bị ngã. Theo phản xạ tự nhiên khi các bạn ngã đều chống tay xuống dưới mặt đất. Nếu tiếp đất lực quá mạnh hoặc không cân bằng rất dễ xảy ra các tình trạng chấn thương cổ tay nghiêm trọng. 

2. Nguyên nhân chấn thương đau cổ tay khi chơi cầu lông

Vị trí khớp cổ tay thường khá mỏng manh và dễ dàng bị tổn thương nếu có lực mạnh tác động vào. Chấn thương đau cổ tay có thể liên quan đến các phần mềm như viêm dây chằng, bong gân hoặc phần cứng như gãy xương. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông.

- Người chơi bị ngã và chống tay xuống đất: Khi chống tay xuống đất cách bất ngờ, cổ tay bị bẻ cong đột ngột có thể dẫn tới bong gân, nặng hơn là viêm dây chằng.

- Tập luyện sai kỹ thuật: Khi người chơi lặp đi lặp lại động tác đánh cầu mà dùng cổ tay vận động quá mức có thể dẫn tới tình trạng khớp cổ tay bị tổn thương.

- Sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ cũng dễ dẫn tới việc tập luyện sai kỹ thuật, sai cường độ, tổn thương cổ tay. 

- Không thực hiện các bài tập khởi động cổ tay trước khi chơi, không giãn cơ đúng kỹ thuật sau khi tập.

- Tập luyện, thi đấu trong thời gian dài, khớp cổ tay hoạt động quá mức.

- Di chuyển sai làm mất trụ khiến cơ thể ngã xuống theo giác quan tự nhiên chống tay xuống dưới mặt đất, nguyên nhân thường gặp những bạn mới chơi. 

3. Biểu hiện đau cổ tay khi chơi cầu lông

  Một số các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương cổ tay, bao gồm:

  - Sưng đỏ cổ tay

  - Cổ tay trở nên ấm hoặc nóng

  - Đau ở cổ tay khi di chuyển lên xuống

  - Bầm tím

  - Khó cử động khớp cổ tay, cảm giác nhức nhói 

  - Cổ tay bị biến dạng

  - Sự trầm trọng của các cơn đau hoặc mức độ hạn chế cử động cổ tay không được dùng để chẩn đoán xem bạn có bị bong gân hoặc gãy xương hay không.

4. Phương pháp chữa đau cổ tay khi chơi cầu lông

 4.1 Nghỉ ngơi

Chấn thương đau cổ tay là điều không ai muốn khi luyện tập bộ môn cầu lông. Ngoài cản trở việc cho các bộ môn thể thao thì chấn thương này cũng gây kha khá “rắc rối” trong sinh hoạt hàng ngày. Ngay khi gặp chấn thương, các bạn nên áp dụng phương pháp.

Khi cảm thấy sự đau nhói hoặc những cơn đau âm ỉ khi cử động cổ tay thì tốt nhất bạn nên dừng việc chơi cầu lông lại. Việc cố tình tập luyện hay tạo áp lực lớn lên cổ tay sẽ khiến khớp cổ tay bị “quá tải”, không thể hồi phục. Và từ đó tình trạng chấn thương của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn.

 4.2 Chườm lạnh

Thông thường, các chấn thương cổ tay sẽ có hiện tượng sưng và đau. Vì thế, bạn có thể dùng cách chườm đá. Chườm một túi đá lạnh lên vết thương có thể giúp giảm đau kịp thời và giảm tình trạng vết thương bị sưng tấy nhờ giảm lưu lượng máu đến khu vực này. 

Để tránh bị tê tay hay bỏng lạnh, bạn không nên đặt đá trực tiếp lên da. Hãy bọc đá trong một miếng vải mỏng hoặc khăn trước khi chườm lên vùng bị thương. Thời gian chườm chỉ nên từ 15 - 20 phút và sau đó, để da trở lại nhiệt độ bình thường.

 4.3 Quấn băng

Sau khi đã chườm đá và cổ tay bạn đã giảm đau, tiếp tục đến bước quấn băng. Mục đích là để giữ cổ tay bạn được cố định và ngăn bạn cử động cổ tay quá nhiều, nhanh và mạnh, nó còn giảm đô sưng và bầm tím của cổ tay 

Sử dụng loại băng ép hoặc một tấm dải đàn hồi để quấn quanh vị trí bị thương. Thời gian dùng băng quấn cổ tay chỉ trong vòng 2 - 3  ngày là phù hợp. Chú ý giữ băng vừa phải, tránh tình trạng quá chặt gây cản trở sự lưu thông máu.

Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Nếu cá bạn đã áp dụng cá phương pháp trên qua 1-2 ngày những vẫn cảm thấy đau hoặc có dấu hiệu khác lạ, các bạn cảm thấy không yên tâm thì phải nên qua các bệnh viện để bác sĩ họ kiểm tra một cách tốt nhất để tránh những chấn thương khác không mong muốn

5. Các biện pháp phòng ngừa đau cổ tay khi chơi cầu lông

- Bổ sung canxi cho xương chắc khỏe qua các nguồn thực phẩm tự nhiên hằng ngày.

- Đừng quên khởi động cổ tay, cổ chân trước khi ra sân.

- Thực hiện các bài tập cổ tay để hạn chế các tình trạng chấn thương.

- Tập luyện đúng kỹ thuật, vừa sức để khuỷu tay có thể vận động cách tích cực.

- Hạn chế tiếp xúc mặt đất bằng cổ tay.

- Nghỉ ngơi đầy đủ với chế độ sinh hoạt khoa học.

- Kiểm tra trọng lượng vợt phù hợp, sử dụng vợt đúng tư thế.

- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cổ tay khi chơi cầu lông để phòng ngừa chấn thương đau cổ tay.

Chấn thương đau cổ tay khi chơi cầu lông thường rất xuyên gặp. Trường hợp chấn thương cổ tay nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà trong 2-3 ngày để cải thiện cơn đau. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau cổ tay khi chơi cầu lông cũng như những cách giảm đau tay khi chơi cầu lông. Mong các bạn tập luyện tích cực thường xuyên giúp có một cổ tay khỏe, một thể trạng tốt để có tinh thần và phong độ tốt  đối đầu với mọi đối thủ.

Danh mục tin tức
Danh mục sản phẩm

Giỏ hàng