Hướng Dẫn Cách Bố Trí Đèn Chiếu Sáng Sân Cầu Lông Thông Dụng Và Hiệu Quả Nhất
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng một trận thi đấu cầu lông. Trong việc luyện tập và thi đấu, để loại bỏ yếu tố gió làm ảnh hưởng đến đường cầu thì các sân cầu lông thường được làm khép kín. Chính vì lí do đó, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên sân là vô cùng quan trọng. Phải bố trí đèn sân cầu lông như thế nào để đủ độ sáng, ánh sáng phân bố đồng đều và không gây chói là một trong những điều mà các chủ sân quan tâm nhất, đặc biệt là các sân dùng cho các VĐV chuyên nghiệp tập luyện hoặc sân chuyên dùng để tổ chức các giải đấu. Trong bài viết hôm nay, mình xin hướng dẫn các bạn cách bố trí đèn chiếu sáng sân cầu lông thông dụng và hiệu quả nhất.
1. Kích Thước Sân Cầu Lông Tiêu Chuẩn
a) Kích thước sân cầu lông đơn
Sân cầu lông đánh đơn theo đúng quy định của Liên đoàn cầu lông Thế giới sẽ là một sân thi đấu hình chữ nhật với những kích thước như sau:
- Tổng chiều dài sân đấu: 13.40m.
- Chiều rộng sân, không tính hai đường bên: 5.18m.
- Đường chéo sân: 14.30m.
Thông thường, để phân biệt với nền sân thì đường kẻ biên sẽ có màu vàng hoặc màu trắng và đường kẻ biên cũng có độ dày khoảng 4cm. Ngoài ra, kích thước của sân cầu lông đơn cũng được tính từ mép ngoài cùng của đường biên bên này đến mép ngoài cùng của đường biên bên kia.
b) Kích thước sân cầu lông đôi
Sân cầu lông đôi theo quy định của Liên đoàn cầu lông quốc tế cũng là sân có hình chữ nhật và gồm những thông số như sau:
- Tổng chiều dài của sân: 13.40m.
- Chiều rộng của sân: 6.1m.
- Đường chéo sân: 14.70m.
Để phân biệt với nền sân thì thông thường đường kẻ biên sẽ có màu vàng hoặc màu trắng và đường kẻ biên cũng có độ dày khoảng 4cm. Ngoài ra, kích thước của sân cầu lông đôi cũng được tính từ mép ngoài cùng của đường biên bên này đến mép ngoài cùng của đường biên bên kia.
Sân cầu lông đôi theo quy định của Liên đoàn cầu lông quốc tế là sân có hình chữ nhật. Bên cạnh đó, sân cầu lông phải được thiết kế với nền màu xanh dương hoặc xanh lá. Không chỉ vậy, nền sân cũng được làm từ thảm cao su tổng hợp hoặc gỗ cứng. Đặc biệt, kích thước sân cầu lông đơn hoặc sân cầu lông đôi phải là cố định và trên đường biên đôi sẽ có hai trụ cầu lông với chiều cao là 1.55m.
2. Giới Thiệu Cách Bố Trí Đèn Sân Cầu Lông
Cầu lông được xem là môn thể thao trong nhà, việc lắp đặt đèn vì thế sẽ dễ hơn nhiều so với các môn thể thao ngoài trời. Nhưng, muốn có chất lượng chiếu sáng tốt, bạn cũng cần phải chú ý các điểm sau:
- Vị trí lắp đèn sân cầu lông: khi ngước nhìn lên phía trên, các tay vợt sẽ bị chói mắt nếu đèn lắp trong phạm vi sân. Để tránh tình trạng này, đèn được khuyến nghị lắp ở phía ngoài phạm vi sân, dọc theo các đường biên dọc.
- Số lượng đèn và độ cao lắp đèn sân cầu lông: thông thường, số lượng đèn lắp trên mỗi đường biên dọc của sân là 3, hoặc 4 đèn và độ cao lắp đèn là từ 5m – 8m. Tuy nhiên, để có số liệu lắp đặt chính xác, nhằm đảm bảo các chỉ số chiếu sáng trên sân đạt chuẩn. Trước khi lắp đèn, bạn nên thực hiện mô phỏng chiếu sáng để kiểm tra lại, vì có rất nhiều loại đèn led dùng được cho sân cầu lông, mỗi loại đèn có các thông số quang thông, góc chiếu cũng hoàn toàn khác nhau.
Bảng tiêu chuẩn chiếu sáng sân cầu lông (các chỉ số: E ave – độ rọi trung bình trên bề mặt sân, E min/E ave – độ đồng đều ánh sáng, UGR – độ chói).
3. Một Số Yếu Số Quan Trọng Bố Trí Đèn Chiếu Sáng Sân Cầu Lông
a) Nguồn ánh sáng có tính ổn định
Nếu sân cầu lông có nguồn ánh sáng không liên tục, thường xuyên bị chập chờn, nhấp nháy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của người chơi. Vì vậy, bạn cần chọn thiết bị chiếu sáng có nguồn sáng ổn định, không bị nhấp nháy đảm bảo cho hoạt động thi đấu và luyện tập trong sân vận hành tốt.
b) Độ phân bổ ánh sáng trên bề mặt
Sân cầu lông là nơi thi đấu, luyện tập của người chơi nên ánh sáng cần phải có sự phân bố đều. Được biết theo tiêu chuẩn quốc gia về độ đồng đều của ánh sáng tại các sân cầu lông thường không nhỏ hơn 0.7. Đồng thời, các điểm sáng lân cận phải lớn hơn hoặc bằng 0.5.
c) Độ chói của đèn
Khi lắp đặt, thiết kế hệ thống chiếu sáng cho sân cầu lông, bạn cần chú ý tới độ chói của đèn, độ chói của đèn ảnh hưởng rất lớn đến người chơi trên sân. Độ chói của đèn thích hợp sẽ giúp người chơi giảm đi cảm giác mệt mỏi, đồng thời hạn chế được những tai nạn có thể xảy ra trên sân cầu lông.
Độ chói hợp quy chuẩn dao động từ 50-80 cd/m2,
d) Nhiệt độ màu ánh sáng
Nếu nhiệt độ màu quá thấp, người chơi không thể quan sát rõ đường đi của cầu, còn khi nhiệt độ màu quá cao lại gây cảm giác chói mắt. Do đó trong quá trình lựa chọn thiết bị đèn cho sân cầu lông, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực chiếu sáng.
Nhiệt độ màu của ánh sáng được phân ra làm 3 loại chính. Bao gồm màu sáng ấm (<3000k), màu sáng trung tính (3300 – 5300k) và màu sáng lạnh (>6000k).
4. Một Số Loại Đèn Chiếu Sáng Sân Cầu Lông Phổ Biến Hiện Này
a) Đèn pha LED MODULE
- Việc đầu tiên ta cần quan tâm đến chiếc đèn sân cầu lông là linh kiện đèn LED, sử dụng sản xuất chip LED chính hãng Philips. Không những thế, loại đèn này còn lắp driver (bộ nguồn) là Philips Xitanium.
- Bộ tản nhiệt và thân đèn đều được chế tạo từ hợp kim nhôm, có độ bền cơ học cao, được sơn lên một lớp sơn tích điện để chống sự ăn mòn của môi trường. Bởi vậy, khả năng chống lại tác động của độ ẩm không khí là rất tốt.
b) Đèn pha chóa rộng
- Đèn được thiết kế hết sức tinh vi để có thể tạo lên đèn pha siêu sáng. Cụ thể là được kết hợp bởi những Chip Led COB, một công nghệ hết sức đặc biệt và tiên tiến. Chúng được bao bọc bởi các thấu kính trong suốt.
- Chóa đèn được thiết kế tản rộng, được làm từ nhôm nguyên chất. Giúp cho đèn tản quang ánh sáng được rộng hơn.
- Vỏ đèn được chết tạo từ hợp kim nhôm nguyên chất, được sơn tích điện. Đèn có sự chống chịu với môi trường rất tốt, rất phù hợp chiếu sáng ngoài trời.
- Linh kiện lắp: Được lắp ráp những linh kiện cao cấp.
c) Đèn pha cốc, pha ly
- Mã đèn này được thiết kế tương tự như mẫu đèn pha chóa rộng chỉ khác biệt ở những chiếc chóa. Sự khác biệt này của đèn pha tròn giúp nó có thể chiếu xa, sử dụng cho vị trí chiếu sáng trên cao.
5. Một Số Lưu Ý Khi Bố Trí Đèn Sân Cầu Lông
- Khi lắp đặt đèn sân cầu lông, bạn phải đảm bảo nó theo thiết kế chiếu sáng tiêu chuẩn. Ánh sáng ở các sân trong nhà phải giống ánh sáng tự nhiên. Nó phải có màu sắc tinh khiết và độ sáng phù hợp.
- Bạn phải đảm bảo đèn không dao động. Nó phải ổn định và trơn tru, không nên có hiệu ứng nhấp nháy. Đảm bảo đèn không tạo ra ánh sáng chói. Hơn nữa, bạn phải tập trung vào quỹ đạo bay. Bạn nên đảm bảo rằng không có bóng mờ và không có đuôi. Định vị không khí phải chính xác và đúng sự thật. Trong điều kiện ánh sáng thích hợp, các cầu thủ phải có khả năng phát bóng ổn định và chính xác. Ánh sáng phải đảm bảo không gây mỏi hay khó chịu cho tầm nhìn của người chơi.
- Vì không có một thiết kế chiếu sáng nào phù hợp với tất cả các sân cầu lông, bạn phải thuê trợ giúp chuyên nghiệp để xác định cách bố trí ánh sáng sân cầu lông. Bạn có thể phải xem xét các yếu tố nhất định như trình độ của người chơi, đầu tư và các yếu tố kinh tế và kỹ thuật khác. Sự phân bố ánh sáng phải có thể tăng hiệu quả chiếu sáng và cải thiện việc sử dụng ánh sáng.
Trên đây là hướng dẫn cách bố trí đèn chiếu sáng sân cầu lông thông dụng và hiệu quả nhất. Mong rằng qua đây bạn sẽ có thêm hiểu biết để có cho riêng mình một sân cầu lông với hệ thống chiếu sáng đạt chuẩn để có một trải nghiệm tuyệt vời với bộ môn cầu lông.