Hướng Dẫn Cách Quấn Cán Vợt Cầu Lông Bằng Vải
Đa số mọi người khi chơi cầu lông đều nghĩ rằng quấn cán là dụng cụ không mấy quan trọng cho việc luyện tập và thi đấu. Tuy nhiên việc chọn được loại quấn cán phù hợp cũng góp phần không nhỏ đến thành bại của người chơi cầu. Nhiều lông thủ thường chọn loại quấn cán cao su cho cây vợt của mình. Vậy quấn cán vải thật sự sinh ra là để làm gì? Nó có thật sự cần thiết ? Cách quấn cán vợt cầu lông bằng vải như thế nào là đúng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này nhé!
1. Quấn Cán Vợt Cầu Lông Vải Có Lợi Ích Gì?
Đối với những người chơi thường xuyên ra mồ hôi ở cẳng tay, cánh tay hay lòng bàn tay thì việc ướt sũng cán vợt chỉ sau một set thi đấu xảy ra rất thường xuyên. Lúc này, quấn cán bằng cao su cần phải thay liên tục, vừa tốn kém chi phí lại vừa tốn thời gian.Việc sử dụng loại quấn cán vải giúp cảm giác cầm nắm trở nên đầy đặn và êm ái hơn, giúp cây vợt không bị trơn trượt, phù hợp với người tay có nhiều mồ hôi, bàn ta to. Trên thế giới, các thương hiệu thể thao có sản xuất quấn cán vợt cầu lông vải phổ biến như Yonex, Popo, Joto, VS Sport,...
Dây vải thường được làm từ chất liệu cotton mềm mại giúp thấm hút mồ hôi cực tốt. Nếu bạn thường xuyên bị đổ mồ hôi thì dây quấn vải là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Tuy nhiên, loại dây quấn này thường rất dày và nặng nên có thể ảnh hưởng đến trọng lượng của vợt. Vậy nên ngoài việc bản biết cách quấn cán vợt cầu lông bằng vải ra, bạn cũng cần phải thích ứng với sự thay đổi đôi chút trọng tâm của cây vợt đấy nhé!
Với các loại quấn cán vợt cầu lông vải trên thị trường hiện nay, bạn có thể quấn được nhiều lần. Tính ra, nếu so sánh về giá thì quấn cán loại này cũng không mắc hơn so với các loại quấn cán vợt cao su quá nhiều.
2. Hướng Dẫn Cách Quấn Cán Vợt Cầu Lông Bằng Vải
- Bước 1: Bỏ dây quấn cán vợt cầu lông vải mới ra khỏi bao bì và tháo dây quấn ra thành một dải thẳng. Sau khi tháo dây quấn vợt mới ra thì bạn sẽ được một dải dây quấn có một đầu nhỏ và một đầu lớn hơn. Lưu ý, bộ dây quấn có 1 miếng băng keo đen và bạn nên giữ nó lại để dán sau khi quấn xong.
- Bước 2: Bắt đầu tiến hành quấn cán vợt cầu lông và nhớ rằng bạn phải quấn từ phía cuối của cán vợt, sau đó quấn dần dần lên đầu cán. Trước hết, bạn áp phần đầu dây quấn lớn hơn vào cuối cán vợt (bạn nên để thừa ra một đoạn nhỏ dây quấn để nó có thể ôm vào đáy cán vợt) và sau đó hãy xoay dây quấn một vòng dọc theo các cạnh dưới cùng của tay cầm.
- Bước 3: Tiếp tục quấn, kéo với độ mạnh vừa phải và dần dần cho đến hết về phía đầu vợt. Bạn nên căn chỉnh sao cho dây quấn vừa đủ quấn hết tay cầm vợt.
- Bước 4: Sau khi quấn xong bạn sử dụng miếng băng dính đen để cố định dây quấn và chỉnh sửa lại sao cho vừa ý nhất.
- Bước 5: Kiểm tra lại các vết quấn một lần nữa sao cho ngay ngắn và chặt nhất. Như vậy bạn đã hoàn thành cách quấn vợt cầu lông bằng vải đúng cách.
Với việc ra đời của quấn cấn vợt cầu lông vải, người chơi thường xuyên ra mồ hôi tay sẽ luôn cầm vợt với tư thế thoải mái và chắc chắn nhất. Với những VĐV thường xuyên sử dụng nhiều cổ tay, quấn cán vải sẽ giúp bàn tay bạn trở nên êm ái, mềm mại và uyển chuyển hơn. Mong rằng bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về quấn cán vải và giúp bạn hiểu thêm về cách quấn cán vợt cầu lông bằng vải để tạo ra những đường cầu chuẩn xác và uy lực nhất nhé!