Một Số Lỗi Phát Cầu Lông Mà Bạn Thường Xuyên Mắc Phải
Đối với những bạn lông thủ lâu năm thì việc nắm bắt các luật chơi cầu lông là vô cùng đơn giản, thế nhưng đó lại là rào cản không hề nhỏ với các anh em mới bắt đầu tiếp cận bộ môn này. Cách tốt nhất để nâng cao trình độ và tránh mất điểm vì mắc các lỗi không cần thiết là tìm hiểu các quy định, luật lệ, cách chơi cũng như áp dụng chúng và thi đấu thực tế. Và để việc nắm bắt chúng trở nên dễ dàng hơn, trong bài viết này BadmintonW xin gửi đến anh em lông thủ một số lỗi phát cầu lông mà bạn thường xuyên gặp phải trong thi đấu để anh em không phải mất oan những điểm số quý giá nhé!
1. Các Lỗi Vi Phạm Trong Luật Chơi Cầu Lông
Trong Bộ luật do Liên đoàn Cầu lông Thế giới ban hành có liệt kê rất nhiều lỗi vi phạm khi chơi cầu lông. Nhưng nhìn chung, các lỗi này thường được chia thành 3 nhóm nhỏ, bao gồm: lỗi giao cầu, lỗi nhận cầu và lỗi khi đánh cầu qua lại.
Nhiều người chơi cầu lông thường nghĩ đơn giản rằng chỉ cần đưa cầu qua bên kia lưới là đã hoàn thành một pha phát cầu đúng cách, nhưng thật tế thì hoàn toàn không phải như vậy. Trong thi đấu, việc hiểu rõ các luật chơi cầu lông là yếu tố rất quan trọng và không kém gì việc thành thạo các kỹ năng chơi cầu. Nó sẽ giúp bạn tránh mất những điểm số đầu tiên quan trọng và tạo lợi thế cho tinh thần cực kỳ lớn.
2. Một Số Lỗi Phát Cầu Lông Thường Gặp
Giao cầu có thể được xem là một trong những phần có nhiều quy tắc nhất trong bộ môn cầu lông. Dưới đây là những lỗi giao cầu mà bạn thường gặp:
a) Trì hoãn quá trình giao cầu dù đã sẵn sàng
Theo quy định trong một trận cầu lông, khi cả 2 bên đã sẵn sàng thì không bên nào được phép thực hiện các hành động gây trì hoãn việc giao cầu.
Đối với lỗi trì hoãn quá trình giao cầu này thường chỉ được áp dụng cho những trận đấu có sự hiện diện của trọng tài, tức là những trận đấu cầu lông chuyên nghiệp. Việc xử lý lỗi này không được thực hiện ngay lập tức. Ở lần đầu tiên, trọng tài sẽ cảnh cáo đối tượng vi phạm bằng lời nói.
Sau đó, nếu người này vẫn tiếp tục trì hoãn, trọng tài có thể cân nhắc phạt cảnh cáo bằng thẻ vàng. Nếu vi phạm lần thứ 3, trọng tài sẽ phạt thẻ đỏ và lúc này 1 điểm được cộng cho phía đối thủ.
b) Trì hoãn động tác giao cầu
Khi vợt của bạn có những chuyển động đầu tiên về phía quả cầu thì đây được xem là khởi đầu cho 1 cú giao cầu. Nếu đã di chuyển vợt về phía sau, bạn cần thực hiện việc giao cầu ngay lập tức.
Trong cầu lông, việc giao cầu phải được thực hiện liên tục và liền mạch. Bạn có thể thay đổi tốc độ giao cầu, tuy nhiên không được dừng lại trong suốt quá trình này.
c) Giẫm lên các đường biên và vạch kẻ
Đây là một lỗi mà những anh em lông thủ từ mới chơi hay chơi cầu lâu năm đều thường xuyên mắc phải nhất. Dù là người giao hay nhận cầu, bạn đều không được phép giẫm lên các đường biên hoặc vạch kẻ quanh khu vực giao/nhận cầu.
Trong đánh đôi, đồng đội của bạn hoặc đồng đội của đối thủ có thể đứng trên các đường biên này, chỉ cần không che khuất tầm nhìn của người nhận cầu là được.
d) Chân nhấc lên khỏi mặt đất
Theo quy định trong Bộ luật cầu lông, hai lòng bàn chân của bạn không nhất thiết phải chạm đất hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo 1 bộ phận nào đó của cả 2 chân phải chạm sàn ở một vị trí cố định trong suốt quá trình giao cầu. Điều này giúp phòng tránh việc bạn có thể nhảy lên cao hoặc di chuyển gần lưới hơn để giao cầu.
e) Không đánh vào phần lông của quả cầu khi giao
Nhiều người tự hỏi tại sao điều này lại bị tính là vi phạm lỗi giao cầu. Việc đánh vào phần lông của quả cầu sẽ khiến người nhận gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đánh trả.
Vì vậy, Liên đoàn Cầu lông Thế giới đã đưa quy định này vào bộ luật của mình. Bạn chỉ bắt buộc phải đánh vào phần đế của quả cầu khi giao cầu. Ở những lần trả cầu sau, bạn có thể đánh vào lông cầu.
f) Giao cầu ở vị trí trên thắt lưng
Thắt lưng trong cầu lông được định nghĩa là đường tưởng tượng xung quanh cơ thể, ngang với phần xương sườn dưới cùng của người giao cầu. Bạn phải giao cầu ở vị trí dưới thắt lưng để hạn chế việc đập cầu hoặc giao cầu cao tay.
Theo Bộ luật cầu lông mới, việc giao cầu cũng phải được thực hiện ở độ cao dưới 1,15 mét tính từ mặt đất để tránh sự khác biệt về vị trí thắt lưng giữa người cao và người thấp.
g) Đầu vợt không hướng xuống
Đây là một trong những lỗi thường gặp ở người mới tập chơi cầu lông, đặc biệt khi họ thực hiện các cú giao cầu ngắn trái tay.
h) Sử dụng các chuyển động dừng khi giao cầu
Quy tắc này giúp đảm bảo rằng cú giao cầu được thực hiện trong một chuyển động duy nhất. Nó giúp ngăn ngừa việc người giao cầu thực hiện các chuyển động kép giả để đánh lừa người nhận cầu, khiến họ di chuyển trước khi cầu được đánh đi, từ đó làm người nhận cầu phạm lỗi và mất điểm.
i) Đánh cầu ra ngoài
Nếu quả cầu bay khỏi khu vực nhận cầu dù không bị tác động gì, cầu được xem là bị đánh ra ngoài và người nhận cầu sẽ được 1 điểm.
j) Đánh trượt
Nếu người giao cầu di chuyển vợt nhưng đánh trượt quả cầu thì đây được tính là một lỗi. Tuy nhiên, nếu họ vô tình làm rơi cầu trong lúc chưa di chuyển vợt thì không bị tính là lỗi giao cầu.
k) Cầu mắc vào lưới
Nếu quả cầu mắc kẹt trên đầu hoặc trong lưới sau lượt đánh của bạn thì bạn xem như đã mắc lỗi giao cầu, vì lúc này, cầu không đáp đúng vào khu vực nhận cầu của đối thủ.
l) Sai ô giao cầu
Lỗi sai ô giao cầu xảy ra khi vận động viên đã phát hoặc nhận cầu sai phiên hoặc phát và nhận cầu sai ô giao cầu. Nếu trọng tài phát hiện ra lỗi ô giao cầu, lỗi đó phải được điều chỉnh và điểm số vẫn được giữ nguyên.
3. Cách Giao Cầu Đúng Trong Luật Chơi Cầu Lông
- Một quả cầu lông phát đúng là khi không có bên bất kỳ nào gây ra sự trì hoãn bất hợp lệ, cụ thể: Cả bên giao cầu lẫn bên nhận cầu đều phải sẵn sàng cho quả giao cầu. Khi mà hoàn tất việc chuyển động đầu vợt đi về phía sau của người giao cầu thì bất cứ 1 sự trì hoãn nào trong việc bắt đầu quả giao cầu thì đều sẽ bị xem là gây ra sự trì hoãn bất hợp lệ.
- Cả người giao cầu lẫn người nhận cầu đều phải đứng trong phạm vi ô giao cầu theo hướng đối diện chéo nhau và phải đảm bảo không có chạm đường biên của những ô giao cầu này.
- 1 phần của cả 2 bàn chân người giao cầu cũng như người nhận cầu phải còn được tiếp xúc với mặt sân tại 1 vị trí cố định kể từ khi bắt đầu quả giao cầu - quả cầu được đánh đi.
- Vợt của người giao cầu phải được đánh tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu.
- Toàn bộ quả cầu lông phải được đặt ở dưới vùng thắt lưng của người giao cầu (tại thời điểm) nó được mặt vợt của bên giao cầu đánh đi. Thắt lưng được xác định chinh là 1 đường tưởng tượng ở xung quanh cơ thể, ngang với phần xương sườn dưới cùng của bên giao cầu.
Khi nào được giao cầu ?
- Khi các vận động viên cầu lông đã vào vị trí sẵn sàng thì chuyển động đầu tiên của đầu vợt đi về phía trước của người giao cầu chính là lúc bắt đầu quả giao cầu.
- Khi đã bắt đầu, quả giao cầu sẽ được thực hiện khi mà nó được mặt vợt của người giao cầu đánh đi hoặc khi người giao cầu có ý định thực hiện quả giao cầu không đánh trúng quả giao cầu.
- Người giao cầu sẽ không thể thực hiện giao cầu khi người nhận cầu chưa có dấu hiệu sẵn sàng. Người nhận cầu sẽ được xem là đã sẵn sàng khi có ý định đánh trả quả cầu.
- Trong đánh đôi, mỗi khi thực hiện quả giao cầu thì các đồng đội có thể đứng tại bất cứ 1 vị trí nào ở bên trong phần sân của đội mình, tuy nhiên không được đứng che tầm nhìn của người giao cầu.
- Những tình huống lỗi phát cầu lông sẽ bị trọng tài cầu lông ra dấu cho phát lại.
Vậy khi nào được giao cầu lại?
- Giao cầu lại được bắt đầu bằng tín hiệu của trọng tài hoặc do vận động viên ho để ngừng thi đấu.
- Trận đấu cho phép giao cầu lại khi người phát cầu và nhận cầu cùng phạm lỗi hoặc khi đánh trả cầu, cầu bị mắc trên lưới, giữ lại trên lưới.
- Giao cầu lại còn được thực hiện trong trường hợp quả cầu bị bật ra, tách rời đế cầu khỏi quả cầu hoặc được thực hiện dưới quyết định của Trọng tài chính với những trường hợp cụ thể xảy trong trận thi đấu.
Như vậy, mình vừa mới giới thiệu đến các một số lỗi phát cầu lông thường gặp mà anh em hay mắc phải cũng như một số kiến thức liên quan đến việc phát cầu đúng cách. Hy vọng qua bài viết này, các lông thủ sẽ có cái nhìn khác về tầm quan trọng của phát cầu và tránh mắc phải các lỗi sơ đẳng làm mất đi những điểm số quan trọng nhé!