Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển Môn Cầu Lông Trên Thế Giới
Cầu lông là môn thể thao phổ biến rộng rãi, được yêu thích tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Cầu lông có nguồn gốc và sự phát triển như thế nào trên thế giới và tại Việt Nam? Cầu lông hay thường được gọi là “đánh cầu” là bộ môn thể thao dùng vợt để thi đấu giữa 2 vận động viên (dành cho đấu đơn) hoặc 2 cặp vận động viên (dành cho đấu đôi) trên 2 nửa sân hình chữ nhật, và được chia cách bằng tấm lưới ở giữa. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Mỗi bên chỉ có một lần chạm cầu duy nhất để đưa cầu sang sân bên kia. Lượt cầu kết thúc khi quả cầu chạm đất, hoặc có lỗi do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt; trường hợp không có trọng tài thì do tự người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh.
1. Nguồn gốc môn thể thao cầu lông
Cầu lông được bắt nguồn từ giữa thế kỷ 18 tại British India (Ấn Độ thuộc Anh) do một sĩ quan quân đội Anh lúc đóng ở Ấn Độ sáng tạo nên. Môn thể thao này có liên quan đến ball badminton - trò chơi dùng vợt và quả bóng bằng len màu vàng có nguồn gốc từ Tamil Nadu, và tương tự như trò Hanetsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Cho đến đầu năm 1875, những cựu binh trở về từ Ấn Độ đã lập ra một câu lạc bộ ở Folkestone. Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm cho trò chơi phù hợp với người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi một số cơ bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (cùng với Bagnel Wild).
Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại, và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở "Dunbar" số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13 tháng 9 năm đó.
Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là International Badminton Federation (IBF) hiện nay đã đổi thành Badminton World Federation (BWF), được thành lập năm 1934 với Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và xứ Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi nhánh vào năm 1936. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới và tổ chức các giải đấu quốc tế.
Ban đầu chỉ có 9 thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia.
Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn. Nhưng bắt đầu từ 1992, môn này trở thành môn thi đấu chính thức tại Olympic với 5 nội dung: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ và thi đấu cho đến ngày nay.
2. Sự phát triển môn cầu lông trên thế giới
Khởi nguồn của cầu lông có vết tích từ giữa thế kỷ 18 tại British India (vùng thuộc địa cũ của Anh bao gồm Ấn Độ và Myanma), do một sĩ quan quân đội Anh đóng ở Ấn Độ sáng tạo. Các bức ảnh đầu tiên cho thấy người Anh thêm vào cái lưới vào trò chơi cầu lông truyền thống của người Anh. Môn thể thao này có liên quan đến ball badminton, trò chơi dùng vợt và trái bóng bằng len màu vàng có nguồn gốc từ Tamil Nadu, và tương tự như trò Hanetsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trở nên rất phổ biến tại đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune), trò chơi còn biết đến với tên Poona. Năm 1867 thì người ta bắt đầu ghi lại thành văn các luật chơi. Ban đầu, trái bóng len đề cập tới ở ball badminton được tầng lớp thượng lưu yêu thích hơn khi trời gió hoặc ẩm ướt, nhưng đa số lại thích dùng trái cầu lông. Trò chơi được một sĩ quan về hưu đem về Anh nơi mà nó được phát triển và xây dựng luật chơi.
Dù có một điều rõ ràng là ngôi nhà Badminton House, ở vùng Gloucestershire, thuộc quyền sở hữu của Duke of Beaufort, đã nguồn gốc cho tên gọi của môn thể thao này, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào chỉ ra được khi nào và tại sao cái tên đó được chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Vào đầu năm 1860, Isaac Spratt, một nhà buôn bán đồ chơi ở Luân Đôn, xuất bản trong một cuốn sách nhỏ, Badminton Battledore – a new game (cầu lông – trò chơi mới), nhưng không may là không còn bản lưu nào sót lại. Một bài viết năm 1863 trong tạp chí The Cornhill Magazine miêu tả cầu lông như là “battledore and shuttlecock played with sides, across a string suspended some five feet from the ground” (trò chơi cầu lông chơi trên sân chia đội, một sợi dây vắt ngang sân với độ cao 5 feet). Cách chơi này có nhiều sự nghi ngờ vì nguồn gốc du nhập từ Ấn Độ, dù trò chơi đã rất phổ biến ở đó vào thập niên 1870 và bộ luật đầu tiên được xây dựng ở Poonah năm 1873. Một nguồn tin khác ghi lại rằng vào năm 1877 tại Karachi Ấn Độ (lúc này vẫn là thuộc địa của Anh), có một số nỗ lực trong việc lập ra bộ luật hoàn chỉnh.
Đến đầu năm 1875, những cựu binh trờ về từ Ấn Độ lập ra một câu lạc bộ ở Folkestone. Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm cho trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi cơ bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild). Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại, và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở “Dunbar” số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13 tháng 9 năm đó.
Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là International Badminton Federation (IBF) hiện nay đổi thành Badminton World Federation (BWF), được thành lập năm 1934 với Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và xứ Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi nhánh vào năm 1936. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới và tổ chức các giải đấu quốc tế.
Ban đầu chỉ có chín thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia.
3. Sự phát triển của môn cầu lông ở Việt Nam
3.1 Thời kỳ đầu du nhập cầu lông đến Việt Nam
Cầu lông du nhập vào Việt Nam muộn hơn so với các môn thể thao khác, theo con đường từ thực dân hóa và Việt kiều về nước. Năm 1960, tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn mới chỉ xuất hiện vài câu lạc bộ cầu lông và được tổ chức thi đấu giao hữu một năm sau đó. Thời gian này, trình độ chuyên môn còn thấp do đất nước chưa được giải phóng, các phong trào không được phát triển lan rộng.
3.2 Giai đoạn phát triển của cầu lông khi đất nước giải phóng
Khi đất nước thống nhất vào năm 1975, cầu lông mới thực sự được phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu qua những phong trào tập luyện. Từ năm 1977 đến năm 1980, phong trào chủ yếu phát triển ở các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh,…
Năm 1977, cầu lông được đưa vào một bộ môn trong Trường đại học Thể dục Thể thao là môn học đào tạo chính qui. Giải vô địch cầu lông toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội lần đầu tiên vào năm 1980, đánh dấu một bước ngoặt của cầu lông Việt Nam. Giải được duy trì tổ chức một năm một lần trên các địa phương toàn quốc. Ngoài ra, UB TDTT còn tổ chức giải cầu lông phân chia theo nhiều đối tượng trên quy mô cả nước như Giải vô địch trẻ, giải người cao tuổi, giải thiếu niên, giải đấu dành cho học sinh các trường phổ thông, giải sinh viên toàn quốc,…
Liên đoàn Cầu Lông Việt Nam được thành lập vào năm 1990, phối cùng UB TDTT lãnh đạo và đề ra những chiến lược phát triển cầu lông, vươn tầm xứng đáng với các quốc gia khu vực Đông Nam Á và thế giới. Ba năm sau, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam chính thức gia nhập Liên đoàn Cầu lông thế giới, là điều kiện để phát triển cầu lông càng ngày càng mạnh mẽ.
3.3 Sự phát triển của cầu lông Việt Nam
Các vận động viên cầu lông dưới sự quản lý của Liên đoàn Cầu lông Việt Nam đã tham dự Sea Games 17,18 và 19,…
Tuy nhiên, các tay vợt xuất sắc của cầu lông Việt Nam chưa giành được huy chương nào, nhưng các nhà chuyên môn luôn vạch ra chiến lược lâu dài, cần có sự đổi mới và kế hoạch quy trình đào tạo, đổi mới trong bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên, từng bước đào tạo chuyên nghiệp các vận động viên nước nhà.