Những chấn thương thường gặp trong cầu lông

17-10-2019 09:30:52
Chấn thương trong lúc tập luyện hay thi đấu cầu lông là chuyện ngoài ý muốn rất hay xảy ra trong môn cầu lông. Tùy mức độ nặng - nhẹ mà người chơi có quyết định tiếp tục trận đấu hay không. Nhưng vẫn khiến người chơi cảm thấy khó khăn và gặp bất lợi nhiều hơn, có khi còn ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng chấn thương và sức khỏe. Cùng tìm hiểu về những dạng chấn thương trong cầu lông để biết đâu các bạn sẽ tìm được cho mình biện pháp giảm chấn thương phù hợp.

Kết quả hình ảnh cho chấn thương trong cầu lông

1. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong cầu lông. 

Đa phần đến từ sự chuẩn bị không đầy đủ và kỹ lưỡng từ người chân, ỷ y vào sức bền của bản thân mà bỏ qua các bước khởi động cần thiết. Dẫn đến trong những tình hướng bất ngờ, các cơ và khớp không kịp làm quen và thích ứng với nhịp độ trận độ khiến nguy cơ mắc chấn thương cao.  Hậu quả để lại khá nặng và nguy hiểm. Ngoài ra còn do các trang thiết bị, yếu tố bên ngoài như sân, bãi, giày, ánh sáng,... Sân ướt , sàn trơn, giày không có độ bám phù hợp, đế quá cao, đế quá mỏng hay quần áo không phù hợp cũng là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực và dễ dẫn đến chấn thương cho người chơi. 

2. Hậu quả khi mắc chấn thương trong cầu lông.

Những hậu quả khủng khiếp ảnh hưởng trực tiếp đến người chơi là: -  Mọi hoạt động cơ học như đi lại, cầm, nắm, nâng, giữ,... bị hạn chế. - Gây đau nhứt dữ dội, ảnh hưởng đến các vùng liên quan. - Mất thời gian để điều trị, làm quen với chấn thương. - Ảnh hưởng đến tinh thần, tài chính và quan trọng nhất là sức khỏe của bạn và gia đình. v..v

3. Chấn thương trong cầu lông có những dạng nào ?

Với cường độ vận động mạnh của môn cầu lông thì chấn thương cơkhớp và 2 dạng dễ mắc phải nhất. Có khi người chơi đã khởi động làm nóng rất kĩ lưỡng và đầy đủ nhưng vô tình di chuyển sai cách, thực hiện kỹ thuật cá nhân chưa đúng mà dẫn đến chấn thương.

a. Chấn thương cơ.

Chấn thương dạng cơ thường là: - Giãn cơ: Cơ bị giãn ra sau quá trình vận động mạnh và liên tục khiến chức năng co lại bị giảm. Khiến bộ phận mà cơ phụ trách gặp khó khăn trong vấn đề hoạt động

Kết quả hình ảnh cho cơ bị giãn ra

- Căng cơ: Cơ chưa được làm nóng, khởi động đã hoạt động mạnh, nhanh đột xuất dẫn đến cơ không kịp thích ứng với tính chất của hoạt động. Cơ bị kéo căng gây đau, nhứt  khiến người chơi không thể hoạt động thoải mái. Kết quả hình ảnh cho căng cÆ¡ - Rách cơ: Là tình trạng cơ bị tổn thương nặng, đau và sưng to khủng khiếp hơn căng cơ khiến máu chảy bên trong, đóng thành cục máu đông. Lúc này phải có sự can thiệp từ phẫu thuật để trực tiếp lấy cục máu đông ra.  Kết quả hình ảnh cho rách cÆ¡ - Đứt cơ: Đây là trường hợp nặng nhất trong các tai nạn nặng nhất về cơ. Số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi, có khi đứt hoàn toàn gây nên tình trạng bầm máu, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo. Bạn sẽ không thể cử động được.  Kết quả hình ảnh cho rách cÆ¡ Những nhóm cơ thường bị chấn thương trong cầu lông: Là môn vận động toàn thân nên hầu hết các cơ trên cơ thể người chơi cầu lông đều có khả năng mắc các chấn thương. Thường thấy nhất là: - Nhóm cơ dưới: cơ đùi, cơ bắp chân, cơ khoeo (cơ nhượn)  dưới đầu gối, cơ nâng đỡ cổ chân, cơ 2 bên cột sống ở lưng (cơ căng dây chằng cột sống),... - Nhóm cơ trên: cơ vai, cơ trong và ngoài khủy tay, cơ cổ tay, cơ cổ,...

b. Chấn thương khớp.

Chấn thương dạng khớp thường gặp là: - Trật khớp: Là sự di chuyển bất thường giữa những đầu xương và làm cho hầu hết các mặt khớp bị lệch lạc.

Kết quả hình ảnh cho trật khớp

- Bong gân: Là tình trạng các dây chằng xung quanh khớp bị giãn quá mức dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương. Điều này khiến khớp không được bệ đỡ, dễ lệch lạc, sưng và tổn thương. Kết quả hình ảnh cho bong gân Những vị trí khớp thường bị chấn thương trong cầu lông:
  • Các khớp ở chân.

- Bong gân khớp cổ chân: Là chấn thương hay bị gặp nhất. Một tình huống vận động chuyển hướng đột ngột, đặc biệt là khi người chơi đã bị mệt sẽ dễ dàng làm mắt cá chân bị “lăn” và dây chằng níu giữ nó có thể bị xé rách. Cơn đau xuất hiện kèm theo sưng tấy, đỏ và gây khó khăn khi di chuyển. Kết quả hình ảnh cho bong gân - Chấn thương khớp gối: Khớp gối bị vặn xoắn quá mạnh và quá nhanh, đột ngột khi người chơi chạy “đảo chiều” liên tục trên sân. Do người chơi ra  sức dậm nhảy đánh cầu quá nhiều, do sau cú giậm nhảy có điểm tiếp đất khiến khớp gối bị lệch nặng về 1 trong 2 bên.  Kết quả hình ảnh cho trật khớp
  • Các khớp ở tay.

- Chấn thương khớp khuỷu tay: Thường gặp ở người mới tập chơi cầu lông do tập trung chủ yếu sức ở vùng khuỷu tay và sử dụng khớp khuỷu quá sức, khớp chịu áp lực lớn, lâu ngày có thể dẫn đến những chấn thương tại khớp.

Kết quả hình ảnh cho chấn thương khớp khủy tay

- Chấn thương khớp vai: Khi cách tay vung vợt không đúng cách hoặc theo sự vận động tự nhiên sẽ khiến khớp vai bị tổn thương. Phần cơ xương quay có tác dụng cố định vai và sẽ bị giảm tác dụng khi bị rách. Cơn đau ban đầu có thể là cấp tính và dễ bị bỏ qua nhưng sẽ trở thành mãn tính nếu lặp lại nhiều lần khiến người chơi đau ngay cả khi chỉ nâng cánh tay lên.

Hình ảnh có liên quan

- Chấn thương khớp cổ tay: Nguyên nhân chính là té chống tay xuống đất hay do sử dụng khớp cổ tay liên tục và quá sức khi đánh cầu. Ngoài ra còn do cách cầm vợt sai tư thế của từng động tác dẫn đến cổ tay chịu nhiều áp lực.

Kết quả hình ảnh cho chấn thương khớp cổ tay

Vừa rồi là bài viết về "Những chấn thương thường gặp trong cầu lông". Đây là những chấn thương rất dễ mắc phải mắc phải. Hậu quả của những chấn thương này đối với môn cầu lông nói riêng và toàn bộ vận động của con người là rất nghiêm trọng. Hi vọng thông qua bài viết vừa rồi, các bạn đã có thêm những kiến thức mới về các chấn thương cầu lông thường gặp. Từ đó biết được nguyên nhân để phòng tránh chấn thương trong cầu lông. Chúc các bạn luôn giữ được sức khỏe tốt và giữ được niềm đam mê cầu lông. Xem thêm: Giãn cơ sau khi đánh cầu lông 
Danh mục tin tức
Danh mục sản phẩm

Giỏ hàng