Thông Số Trên Vợt Cầu Lông - Yếu Tố Quan Trọng Để Lựa Chọn Cây Vợt Phù Hợp Cho Bản Thân
Cầu lông được coi là một trong những môn thể thao được nhiều người ưa chuộng nhất của mọi thời đại. Để chơi tốt được môn thể thao này, tập luyện nâng cao sức khỏe hay thi đấu thì điều quan trọng nhất bạn cần có là một cây vợt phù hợp. Do đó đọc được những thông số vợt cầu lông mà nhà sản xuất đưa ra sẽ giúp người chơi có thể lựa chọn được cho mình một cây vợt phù hợp nhất với lối chơi và trình độ cầu lông. Nếu bạn đang đắn đo nên lựa chọn loại vợt nào cho phù hợp với mình thì hãy cùng Badmintonw tìm hiểu về cách đọc các thông số trên vợt cầu lông, ý nghĩa của các thông số và 1 số tips giúp bạn chọn cho mình một cây vợt phù hợp nhất.
1. Thông số trên vợt cầu lông: Số U
- Vợt cầu lông 2U (90-94 gr): thường dành cho các vận động viên chuyên nghiệp có lực cổ tay khỏe.
- Vợt cầu lông 3U (85-89 gr): thường dành cho các vận động viên chuyên nghiệp và phong trào có lực cổ tay khỏe.
- Vợt cầu lông 4U (80-84 gr): thường dành cho anh chị em phong trào có cổ tay trung bình.
- Vợt cầu lông 5U (dưới 80 gr): thường dành cho các anh chị em phong trào, hay những người mới chơi có cổ tay yếu.
Vợt có trọng lượng lớn hơn (U nhỏ hơn) thường có khả năng chịu lực tốt hơn và mức độ căng lưới cao hơn.
Xem thêm: Hướng Dẫn Nên Chọn Vợt Cầu Lông 3U Hay 4U Cho Người Mới Chơi
2. Thông số trên vợt cầu lông: G (Chu vi cán vợt).
Thông số G trong những thông số trên vợt cầu lông là chu vi cán vợt. Với số G càng lớn thì chu vi của cán vợt càng nhỏ ( Ví dụ: G5 < G6). Người chơi có bàn tay to như những người lớn thì nên chọn thông số G2. Còn người chơi có bàn tay vừa nên chọn G3, nếu muốn cầm nắm gọn tay hay bạn có bạn tay nhỏ thì nên chọn G4 hoặc G5. Người Châu Á thường chơi G5.
3. Thông số trên vợt cầu lông: LBS ( Sức căng của vợt).
LBS là một thông số trên vợt cầu lông tức chỉ sức căng sợi của vợt chịu được bao nhiêu kg. Thường trên vợt sẽ không để số căng vợt là bao nhiêu kg nhưng sẽ để thông số vợt cầu lông là bao nhiêu LBS.
Việc biết được LBS khá quan trọng. Nếu ta không biết được vợt của mình chịu được bao nhiêu kg, ta căng cước cho vợt vượt quá số kg mà nhà sản xuất khuyến cáo thì sẽ khiến vợt chúng ta rất dễ bị nứt hoặc gãy khung vợt.
Không chỉ vậy, thông số cầu lông LBS còn phụ thuộc vào vợt, vào trình độ và lực cổ tay của người chơi. Nếu người chơi có lực cổ tay yếu thì không nên căng cước cho vợt với số kg quá cao.
Cách chọn thông số LBS cho người chơi:
Các vận động viên chuyên nghiệp thường: chọn 28-32 lbs (khoảng 12-14 kg).
Các anh chị em phong trào tốt có mức giao động 22-24 lbs (khoảng 10-11 kg).
Nếu mới chơi hoặc có lực cổ tay yếu nên chọn 19-21 lbs( khoảng 8-9 kg)
4. Thông số trên vợt cầu lông: Điểm Swing ( Swing Weight ):
Điểm Swing trong là đơn vị đo “Trọng lượng xoay – Trọng lượng khi vung vợt” sẽ giúp chúng ta biết được là vợt cầu lông cảm giác nặng hay nhẹ khi nó chuyển động.
Có một số phương pháp tự thực hiện để xác định trọng lượng xoay, nhưng cách chính xác nhất là kiểm tra vợt trên máy trọng lượng xoay. Bạn kẹp tay cầm vào máy, đẩy khung và để máy lắc lư. Máy sẽ cung cấp cho bạn một con số (kg/cm2) cho biết cần bao nhiêu năng lượng để di chuyển vợt cầu lông qua cung tròn. Con số này càng cao, trọng lượng vung vợt càng cao.
=> Điểm swing càng cao thì công càng đầm nhưng tốn sức hơn và ngược lại.
5. Chiều dài vợt
Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông là 665 mm nhưng hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất tăng chiều dài của cây vợt lên nhằm tạo ưu thế tấn công cho người chơi nhưng không được vượt quá 680 mm tức tiêu chuẩn cho phép. Chính vì thế đối lúc bạn sẽ thấy một số cây vợt ghi thông số chiều dài và thường ký hiệu như 665 mm, 675 mm…
6. Điểm cân bằng vợt (Balance Point):
Nó có 3 dạng điểm cân bằng khác nhau như: Vợt nặng đầu, vợt nhẹ đầu, vợt cân bằng.
Để lựa chọn vợt thích hợp cho phong cách người chơi ta dựa vào thông số trên vợt cầu lông:
- Vợt nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ) (Balance < 285mm): khả năng linh hoạt và điều cầu càng cao nhưng hạn chế ở khả năng tấn công không được uy lực, phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.
- Vợt cân bằng (even balance) (Balance từ 285-295mm): Vượt trội trong khả năng điều cầu và trên lưới. Tấn công cũng tương đối tốt điển hình trong dạng vợt cân bằng chính là dòng Arcsaber của Yonex.
- Vợt nặng đầu (heavy head) hay offensive (công) (Balance > 295mm): Đây là điển hình cho dòng vợt tấn công uy lực, phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.Vợt càng nặng đầu thì khả năng tấn công càng tốt đòi hỏi theo nó phải là độ cứng của vợt. Nhưng ngược lại thì nó cho khả năng linh hoạt kém hơn.
7. Độ dẻo cán vợt cầu lông
Trong hệ thống thông số trên vợt cầu lông, thân vợt cầu lông cứng hay dẻo thường dựa vào số ghi trên thân vợt. Độ cứng càng lớn thì trục càng linh hoạt. Vợt cứng: 8.0, cứng vừa phải: 8,5. vợt hơi cứng: 9,0, Vợt mềm: 9.5.
Cách chọn vợt cầu lông tấn công theo độ cứng như sau:
- Phong cách chơi tấn công và mạnh mẽ thay đổi độ cứng từ 8.0 đến 9.0mm;
- Phong cách chơi phòng thủ và linh hoạt dao động từ 9,0 đến 9,5 mm trong hầu hết các trường hợp.
=> Trục càng linh hoạt, càng tăng nhiều lực nó có thể mang đến cho các pha cầu.
Vừa rồi là bài viết về các thông số trên vợt cầu lông. Hi vọng thông qua bài viết, các bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức mới để có thể chọn cho được 1 cây vợt phù hợp với bản thân, chinh chiến trên mọi trận đấu sắp tới. Chúc các bạn thành công.
Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều loại vợt khác nhau tại Badmintonw để được nhân viên tư vấn tận tình và sớm chọn được cho bản thân cây vợt vừa ý nhất.