Luật Thi Đấu Cầu Lông Bạn Cần Phải Biết Để Không Bị Mắc Lỗi Trong Thi Đấu
Đối với những người mới chơi thì nắm được các luật thi đấu cầu lông là vô cùng quan trọng. Trong đó luật thi đấu cầu lông gồm có luật cầu lông đơn và luật cầu lông đôi. Bên cạnh đó còn có các luật khác để giúp cho trận đấu diễn ra chất lượng chuyên môn cao hơn. Sau đây các bạn cùng BadmintonW cùng tìm hiểu luật này nhé:
I. Luật chơi cầu lông và luật giao cầu lông :
Luật cầu lông gồm các cá nhân hoặc tập thể(đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ) thi đấu loại trực tiếp, với số lượng người tham dự sẽ chia các vòng đấu, với các vòng đấu thường là vòng 64, 32 và 16 để tìm các cá nhất và tập thể xuất sắc vào các trận tứ kết, bán kết, chung kết để giành huy chương của giải đấu. Mỗi trận đấu diễn ra là BO3 và cá nhân hay tập thể nào thắng 2 set sẽ kết thúc trận đấu đó.
Thứ tự trận đấu cho vòng đầu tiên của các sự kiện cá nhân hoặc tập thể được xác định bằng bốc thăm thi đấu và tính đến phân loại sự kiện dựa trên Bảng xếp hạng BWF.
1. Quy định về giao cầu trong luật thi đấu cầu lông đơn
Phạm vi giao cầu và nhận cầu: Trong luật cầu lông đơn, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía trong và vạch giao cầu dài (cũng chính là đường biên ngang cuối sân).
Một phần sân sẽ có 2 khu vực trái và phải. Số điểm hiện có của người giao cầu sẽ quyết định vị trí đứng giao cầu của họ (là bên phải hoặc bên trái). Từ vị trí đứng của người giao cầu, ta có thể xác định được vị trí đứng tương ứng của người nhận cầu. Người nhận cầu phải đứng trong khu vực đối diện chéo nhau so với người giao cầu.
Vị trí giao và nhận cầu trong luật cầu lông đơn
Trong trường hợp người giao cầu chưa ghi điểm hoặc có điểm số chẵn, họ sẽ thực hiện giao cầu ở khu vực bên phải. Khi đó, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên phải trên sân của mình.
Nếu điểm của người giao cầu là điểm lẻ, họ sẽ đứng giao cầu ở khu vực giao cầu bên trái. Tương ứng, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên trái trên sân của mình.
2. Quy định về giao cầu trong luật thi đấu cầu lông đôi
- Người chơi của bên giao cầu sẽ giao từ ô cầu bên phải khi đội họ chưa ghi điểm hoặc ghi điểm chẵn trong ván đó.
- Người chơi của bên giao cầu sẽ giao từ ô cầu bên trái khi đội họ ghi điểm lẻ trong ván đó.
- Người có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình.
Với bên nhận cầu, sẽ được áp dụng mô hình ngược lại:
- Người nhận cầu sẽ là người đang đứng đứng trong ô giao cầu chéo đối diện
- Người chơi sẽ chỉ có quyền thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình khi thắng một điểm và bên của họ đang nắm quyền giao cầu
- Lượt giao cầu nào cũng phải được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có.
Vị trí giao và nhận cầu trong luật cầu lông đôi
II. Ghi điểm và thứ tự giao cầu trong luật giao cầu lông
1. Đối với luật thi đấu cầu lông đơn
Từ khi một pha cầu được phát đi từ người giao cầu, người chơi ở hai phần sân sẽ luân phiên nhau đánh quả cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía phần sân của mình, cho đến khi cầu không còn trong cuộc, mỗi lần đánh chỉ được 1 lần vợt chạm cầu nếu như vợt chạm 2 lần thì người chơi bên phần sân đó mất điểm.
Nếu người giao thắng pha cầu, họ sẽ ghi được 1 điểm. Lúc này, cả người giao cầu và người nhận cầu đều phải đổi khu vực đứng và người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu ở lượt tiếp theo.
Nếu người nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi được 1 điểm. Theo đó, người nhận cầu lúc này sẽ trở thành người giao cầu mới ở lượt tiếp theo. Và trận đấu tiếp tục diễn ra cho đến khi kết thúc trận đấu.
Vị trí giao cầu và trả cầu đánh đơn
2. Đối với luật thi đấu cầu lông đôi
Trong luật chơi cầu lông, từ khi một pha cầu được phát đi từ người giao cầu, người chơi ở hai phần sân sẽ luân phiên nhau đánh quả cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía phần sân của mình, cho đến khi cầu không còn trong cuộc, mỗi lần đánh chỉ được 1 lần vợt chạm cầu nếu như vợt chạm 2 lần thì người chơi bên phần sân đó mất điểm.
Nếu người bên giao thắng pha cầu, họ sẽ ghi được 1 điểm. Lúc này, người giao cầu phải đổi khu vực đứng, còn 2 người bên kia không thay đổi vị trí và người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu ở lượt tiếp theo.
Nếu người bên nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi được 1 điểm. Theo đó, số điểm mà người bên nhận cầu lúc này quyết định sẽ trở thành người giao cầu mới ở lượt tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi kết thúc hiệp đấu đó.
Vị trí giao cầu đánh đôi
III. Cách bắt đầu 1 trận đấu
Theo luật thi đấu cầu lông, trận đấu cầu lông sẽ được bắt đầu bằng cách tung đồng xu. Việc này là để xác định vị trí đứng trên sân của hai người chơi cũng như bên giao cầu trước. Người chọn đúng mặt đồng xu sẽ được quyền quyết định: chọn sân hoặc chọn giao cầu.
Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông: Một trận đấu sẽ diễn ra theo thể thức BO3, người thi đấu thắng 2 trong 3 trận(set) là người chiến thắng. Hoặc luật chơi cầu lông sẽ có sự sắp xếp khác do ban tổ chức quyết định.
- Người thi đấu nào đạt được 21 điểm thì sẽ thắng set đấu đó.
- Trong trường hợp tỉ số 29-29 thì người ghi thêm điểm thứ 30 trước là người thắng ở set đó
- Người chiến thắng 1 pha cầu diễn ra liên tục thì sẽ giành lấy 1 điểm và ghi thêm vào tổng điểm mình đang có trong set đó. Ngoài ra trong trường hợp đối thủ phạm lỗi cũng sẽ bị mất điểm và người bên kia sẽ lấy thêm 1 điểm.
Theo luật thi đấu cầu lông, người giao cầu ở ván tiếp theo sẽ là người thắng ở ván đấu trước.
IV. luật giao cầu lông và đổi sân
1. luật giao cầu lông
Khi bắt đầu giao cầu: Không bên nào trì hoãn, cả hai bên đều sẵn sàng. Luật trong thi đấu cầu lông đơn quy định: Một khi vợt bắt đầu chuyển động về phía sau người giao cầu, bất kỳ trì hoãn nào cho việc giao cầu được xem là bất hợp lệ. Người giao và nhận cầu đứng chéo nhau trong phạm vi ô sân mà không được chạm đường biên. Một phần hai chân của người giao và nhận đều phải chạm đất trước khi quả cầu được đánh đi.
Toàn bộ quả cầu phải dưới thắt lưng người giao cầu tại thời điểm được mặt vợt đánh đi. Theo luật thi đấu cầu lông đơn mới mà BFW mới ban hành, khi giao cầu, vợt phải đặt thấp hơn hoặc bằng 1.15m tính từ mặt sân trở lên
Khi giao cầu vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục từ lúc bắt đầu giao cầu cho đến lúc đánh không được nhấp. Đường đi của cầu sẽ từ dưới vượt qua lưới và rơi vào ô người nhận cầu.
2. Quy định về đổi sân
Việc đổi sân giữa bên người chơi với nhau diễn ra tại các thời điểm:
- Sau khi kết thúc ván đấu đầu tiên.
- Sau khi kết thúc ván đấu thứ hai với tỷ số hòa, hai người chơi bắt buộc phải đấu ván thứ 3.
- Trong ván đấu thứ 3, khi một trong hai bên ghi được 11 điểm.
V. Tiến trình thi đấu
Trận đấu được tính từ lần giao cầu đầu tiên cho đến khi kết thúc, trừ một số trường hợp sau:
- Giữa hiệp thứ 2 và thứ 3 của mọi cuộc đấu sẽ có một giai đoạn nghỉ không quá 5 phút
- Khi xảy ra những trường hợp bất khả kháng, trọng tài có thể cho ngừng trận đấu một khoảng thời gian cần thiết. Nếu trận đấu bị ngừng lại thì số điểm tới đó được giữ nguyên và trận đấu sẽ lại tiếp tục từ điểm số đó.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đấu thủ cũng không được ngừng trận đấu để lấy lại sức hoặc để nghe lời chỉ dẫn.
VI. Những điều cấm trong thi đấu và truất quyền thì đấu( thẻ đỏ là bị đuổi khỏi sân)
1. Cầu thủ chỉ được nghỉ khi được cho phép. Các quãng nghỉ giữa trận là:
- Không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm trước.
- Không quá 120 giây giữa ván thứ nhất và ván thứ hai, giữa ván thứ hai và ván thứ ba được cho phép trong tất cả các trận đấu.
- Đối với trận đấu có truyền hình, trước khi trận đấu diễn ra, Tổng trọng tài có thể quyết định các quãng nghỉ nêu ở trong Luật thi đấu cầu lông là bắt buộc và có độ dài cố định cho phù hợp.
2. Ngừng thi đấu:
- Khi tình thế bắt buộc không nằm trong kiểm soát của VĐV, Trọng tài chính có thể cho ngưng thi đấu trong một khoảng thời gian xét thấy cần thiết.
- Trong những trường hợp đặc biệt, Tổng trọng tài sẽ chỉ thị Trọng tài chính cho ngưng thi đấu.
- Việc sửa chữa cho Xe lăn có thể được coi là một hoàn cảnh đặc biệt.
- Nếu trận đấu được ngưng, tỉ số hiện có vẫn giữ nguyên và trận đấu sẽ tiếp tục trở lại từ tỉ số đó.
3. Trì hoãn trong thi đấu:
- Không trường hợp nào trận đấu được trì hoãn để giúp VĐV phục hồi thể lực hoặc nhận sự chỉ đạo.
- Trọng tài chính là người duy nhất quyết định về mọi sự trì hoãn trong trận đấu.
4. Chỉ đạo và rời sân
-
Trong một trận đấu, chỉ khi cầu không trong cuộc, thì một VĐV mới được phép nhận chỉ đạo.
- Trong một trận đấu, không một VĐV nào được phép rời sân nếu chưa có sự đồng ý của Trọng tài chính ngoại trừ trong các quãng nghỉ như nêu ở Luật thi đấu cầu lông.
- Trong nội dung xe lăn, vận động viên có thể được phép rời khỏi sân trong một khoảng thời gian nghĩ bổ sung ở một trận đấu để thăm đai ồng. Người chơi sẽ được đi kèm với một Tổng trọng tài.
5. Một VĐV không được phép:
- Cố tình gây trì hoãn hoặc ngưng thi đấu;
- Cố tình sửa đổi hoặc phá hỏng quả cầu để thay đổi tốc độ hoặc đường bay của quả cầu;
- Có tác phong thái độ gây xúc phạm; hoặc
- Phạm lỗi tác phong đạo đức mà không có ghi trong Luật cầu lông.
6. Xử lý vi phạm:
- Trọng tài chính sẽ áp dụng luật đối với bất cứ vi phạm nào về các Luật thi đấu cầu lông bằng cách:
- Cảnh cáo bên vi phạm;
- Phạt lỗi bên vi phạm nếu trước đó đã cảnh cáo. Một bên vi phạm hai lỗi như vậy được xem là một vi phạm liên tục; hoặc
- Trong trường hợp vi phạm hiển nhiên, các vi phạm liên tục, hoặc vi phạm Luật thi đấu cầu lông, Trọng tài chính sẽ phạt lỗi bên vi phạm và báo cáo ngay với Tổng trọng tài, người có quyền truất quyền thi đấu của bên vi phạm.
Trọng tài chính giơ thẻ đỏ và truất quyền thi đấu của VĐV
Trên đây là toàn bộ nội dung luật thi đấu cầu lông.
Bạn có thể ti hiểu thêm về https://badmintonw.com/ky-thuat-giao-cau-trong-cau-long.html