Hướng Dẫn Các Bài Tập Di Chuyển Trong Cầu Lông Cho Người Mới Chơi
Bài tập di chuyển trong cầu lông là một trong những di chuyển quan trọng không thể thiếu mà bất kì ai chơi bộ môn này. Trong cầu lông, việc đánh cầu cũng phải kết hợp với việc di chuyển hợp lý, nếu di chuyển không đúng đẫn đến trường hợp sai kĩ thuật. Vậy nên dưới đây sẽ hướng dẫn kĩ thuật di chuyển trong cầu lông hiêu quả hơn.
1. Yếu tố quan trọng cả bài tập di chuyển trong cầu lông.
- Ngay từ đầu các bạn phải có các bài tập di chuyển trong cầu lông một cách cải thiện để người chơi nghiêm túc nâng cao khả năng bản thân mình hơn trong bộ môn cầu lông này, phải ưu tiên thực hiện tốt và tập luyện siêng năng, tích cực.
- Trong bất kỳ môn thể thao nào, không chỉ riêng bộ môn cầu không nên đứng một chỗ thuận lợi để đỡ hay thực hiện những pha cầu uy lực được. Dù có sở hữu kỹ thuật cầu lông tốt đi chăng nữa mà bạn chỉ giữ đúng một vị trí trên sân không thì điều đó cực kỳ vô ích.
- Bộ pháp di chuyển trong cầu lông rất được quan tâm đến vì khi bạn di chuyển sai sẽ dẫn đến các chấn thương như: bông gân cổ chân, lật cổ chân, hoặc các trường hợp khác nặng hơn.
2. Các bài tập di chuyển trong cầu lông
Trong bộ pháp di chuyển trong cầu lông đòi hỏi sự nhanh nhẹn và linh hoạt. Để cải thiện khả năng di chuyển các bạn nên có cho bản thân mình những bài tập bổ ích.
2.1 Di chuyển ở các góc sân
Để có những bài tập di chuyển trong cầu lông thì các bạn cần nắm rõ trên sân cầu lông sẽ có 6 góc quan trọng bạn cần chú ý là: 2 góc lưới, 2 góc ngang giữa sân và 2 góc cuối sân để khi di chuyển sẽ ít bị mất sức và đúng kỹ thuật hơn.
- Trong lúc di chuyển trên sân, vị trí quan trọng nhất là vị trí trung châm ( chữ T),thường sau khi thực hiện đánh cầu bạn cần di chuyển về vị trí này. Đứng tại vị trí này bạn có thể bao quát được toàn bộ sân, tuy nhiên có một vài trường hợp bạn bắt bài được đường cầu đối phương thì không nhất thiết phải đứng ở vị trí trung tâm.
- Trước khi di chuyển đến vị trí xác định các bạn cần có nhịp nhún nhẹ chân tại chỗ trước. Việc nhịp chân sẽ tăng được lực bật cho chân giúp các bước di chuyển linh hoạt hơn và các bạn có thể chủ động hơn trong những đường cầu tiếp theo của đối thủ.
2.2 Di chuyển lên lưới
- Vận động viên cầu lông có vị tri đứng lệch trước, có thể dùng 2 bước chéo chân di chuyển lên lưới. Kĩ thuật bước di chuyển lên lưới có di chuyển lên lưới phải và di chuyển lên lưới trái.
- Di chuyển lên lưới phải nếu bạn đứng lệch sau thì sử dụng kỹ thuật di chuyển bước chéo chân 3 bước.Tức là chân phải bước nhỏ ra phía trước 1 bước, sang phía bên phải sau đó tiếp tục chân trái bước chéo lên vượt qua chân phải. Sau đó chân phải lại bước theo phương hướng đó 1 bước dài đến vị trí cần đứng.
- Di chuyển lên lưới trái tương tự như di chuyển lên lưới phải, chỉ khác là phương hướng bên trái.
Xem thêm: Chấn Thương Thường Gặp Khi Chơi Cầu Lông
2.3 Di chuyển sang ngang hai bên
- Bạn đứng ở tư thế chuẩn bị ở giữa sân tại vị trí trung tâm.
- Để di chuyển sang phải thì bạn đạp mạnh chân trái, quay người góc 90 độ sang phải, chân trái bước về phía trước, hạ thấp trọng tâm, 2 đầu gối khụy xuống thấp.
- Bước tiếp chân phải rồi chân trái, lần lượt như vậy cho đến khi bước cuối cùng là chân trái chạm mép biên dọc phải.
- Dồn trọng tâm về bên trái, gối chân trái khuỵu xuống thấp nữa, thân người vặn sang phải để vào tư thế đánh cầu phải.
- Đánh vợt cầu lông về phía trước, rồi đạp mạnh chân trái để đẩy người quay 180 độ, tiếp tục di chuyển theo hướng ngược lại.
2.4 Di chuyển 2 góc đằng sau.
- Di chuyển lùi sau bao gồm kỹ thuật di chuyển lùi sau sang bên phải sân và bên trái sân thuận tay, di chuyển lùi ra phía sau bên trái trái tay.
- Di chuyển lùi sau sang bên phải sân thuận tay là tư tế nghiêng người di chuyển đến vị trí đánh cầu, vung vợt. Đứng trong tư thế với chân phải đứng ra trước, người nghiêng với lưới sau đó bước vài bước lùi lại sau hoặc bước chéo lùi sau
- Di chuyển lùi sau sang bên trái thuận tay là lùi về phía sau bên trái sân, thực hiện động tác đánh cầu vòng đỉnh đầu với tay thuận. Di chuyển theo như phương pháp trên, chỉ khác hướng di chuyển.
- Di chuyển lùi ra sau về phía trái và trái tay là thực hiện khi cơ thể xoay ra phía sau bên trái, lưng hướng vào lưới. Khi ở vị trí cuối sân bên tay trái, cho dù lùi sau 2 hay 3 bước hoặc lùi bước chéo đều cần chú ý thời điểm này.
Kỹ thuật di chuyển 2 góc là bài tập di chuyển trong cầu lông rất hiệu quả, vì vậy cần phải tập kĩ để cho những bước di chuyển trên sân một cách thuận lợi và hoàn hảo nhất.
3. Rèn luyện các bài tập di chuyển trong cầu lông
Để có thể thực hiện những bước di chuyển trong cầu lông thì bạn phải tập luyện tích cực để có những bước di chuyển linh hoạt. Để cải thiện di chuyển đôi chân thì bạn nên tập kèm những bài tập bổ trợ trong cầu lông.
3.1 Bài tập nhún chân trước.
- Bắt đầu ở tư thế đứng và lưng thẳng, 2 chân mở rộng gần bằng vai.
- Bước chân phải lên trước khoảng 45-50cm sao cho cẳng chân vuông góc với sàn tập, đùi song song với sàn tập.
- Chân trái tiếp xúc với sàn bằng mũi chân, khuỵu đầu gối xuống.
- Hai tay nắm nhẹ ở để trước ngực tạo cân bằng
- Thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Mỗi chân bạn tập khoảng 15 - 20 lần.
3.2 Bài tập nhún chân sang ngang
- Bắt đầu ở tư thế đứng thẳng, 2 chân mở rộng hơn vai 1 chút.
- Hạ thấp trọng tâm người 1 chút, 2 tay đan trước ngực.
- Thực hiện động tác bước chân sang trái và sang phải như video hướng dẫn.
- Trong quá trình tập luôn giữ cho lưng được thẳng.
3.3 Bài tập Squat
- Tư thế đứng và lưng đều thẳng, 2 chân mở rọng bằng vai.
- Hạ trọng tâm người sao cho đùi và chân vuông góc 90 độ
- Hai tay nắm nhẹ để ở trước ngực tạo cân bằng.
3.4. Bật nhảy sang 2 bên
- Tư thế chuẩn bị đứng thẳng, 2 chân mở rộng gần bằng vai.
- Thực hiện động tác bật nhảy sang phải sao cho chân phải tiếp đất, chân trái giữ nguyên trên không chạm đất.
- Sau đó lại bật sang bên trái sao cho chân trái chạm đất, chân phải giữ trên không.
- Hai tay khép nhẹ phía trước ngực, người hơi hướng về phía trước, lưng vẫn giữ thẳng.
Ở trên bài viết đã cho chia sẻ hết thông tin về hướng dân bài tập di chuyển trong cầu lông cho người mới chơi. Hy vọng, qua bài viết sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức bổ ích để có thể nâng cao trình độ, kĩ năng bản thân mình hơn. Chúc các bạn tập luyện, thi đấu thật tốt để có tinh thần thoải mái, có cơ thể dẻo dai, bền bỉ.
Xem thêm : Bài Tập Chân Trong Cầu Lông Giúp Chắc Khỏe